Henry Kissinger,

Nhà Ngoại Giao Hai Mặt

 

 Bắc

 

     Đầu tháng 12, 2002 tổng thống Bush có ý muốn tiến cử ông Henry Kissinger, một thành viên thâm niên của Hội Đồng Đối Ngoại (Council on Foreign Relations) (CFR), mà cũng là một bô lão kỳ cựu trong bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ; để đứng ra thành lập một hội đồng điều tra những sai lầm về một số cơ quan tình báo của chính phủ liên bang Hoa Kỳ. Khi ông tổng thống Hoa Kỳ đưa ra ý kiến như vậy, tất nhiên ai cũng thấy là nền an ninh của Hoa Kỳ đang gặp phải bế tắc trầm trọng và cần phải được giải quyết cấp thời trước khi được phơi bày ra trước công chúng.

     Một ông tổng thống giàu kinh nghiệm có thể không bao giờ hành động như vậy, vì trước khi nhờ ông Kissinger nhận công tác nầy, chắc cũng đã phải dư biết ông Kissinger làm sao có thể nhận một chức vụ chỉ đem lại phiền toái và thù hằn cho ông ta mà thôi, chứ không co lợi lộc gì cả thì làm sao ông ta chấp nhận cho được? Với một con người quỷ quyệt như ông Kissinger dễ gì chịu nhận làm một công tác đi ngược lại quyền lợi của ông ta trên chính trường Hoa Kỳ và quốc tế? Các bạn cũng nên lưu ý một trong những lý do quan trọng gây ra khủng hoảng trong ngành tình báo Hoa Kỳ là việc chính trị hóa các cơ quan tình báo bởi nhiều phe phái khác nhau như Hội Đồng Đối Ngoại (CFR) (Council on Foreign Relations) chẳng hạn, chỉ muốn nắm trọn vẹn vào trong tay họ khoảng gần mười hai cơ quan tình báo, phản gián, thay vì được chỉ đạo do những kẻ không thuộc phe phái nào hết, và chính đó cũng là ý kiến chung của một số khá đông các nhà lập pháp trong Quốc Hội; và họ còn hăm he là sẽ bỏ phiếu chống nếu ông Kissinger không chịu công bố danh sách các hiệp hội và cá nhân nằm trong tổ hợp Kissinger Associates, một tổ chức được thành lập để bênh vực quyền lợi của các thành viên có đóng tiền cho công ty của ông ta thành lập từ năm 1982, sau khi ông ta rời khỏi ghế bộ trưởng Ngoại Giao của chính phủ Liên Bang Hoa Kỳ.

     Tám ngày sau khi được tổng thống W. Bush mời nhận chức vụ mới,

 Kissinger đã tin cho ông Bush hay là ông ta không thể nào tiết lộ danh sách các thành viên trong hiệp hội của ông ta, gồm có từ các cá nhân đến các công ty đa quốc (multinational) thường nhờ đến sự vận động và giúp đỡ của ông ta.

     ... Để chứng minh cho bạn đọc thấy ảnh hưởng của công ty Kissinger Associates lan khắp thế giới, tôi xin phép trích lại một đoạn trong bài tham luận của tôi viết về “ Tương Lai Chính Trị Của Nam Dương Đi Về Đâu”, đăng trong tạp chí Cách Mạng, số 16, ra vào đầu năm 2000:

     “Nói về đầu tư ngoại quốc ở Irian Jaya mà không đề cập đến công ty Freeport Indonesia Company (FIC) là một thiếu sót rất lớn cũng như khi nói đến đầu tư ở Việt Nam mà không đề cập đến công ty Michelin, chủ nhân của những đồn điền cao su mênh mông, bát ngát, chạy từ Dầu Giây, Xuân Lộc lên Lộc Ninh, Hớn Quản ở Nam Việt Nam, rồi qua Kompong Cham, Prek Kak, Chlong, Kratié ở Cao Miên. Công ty Michelin lớn như vậy nhưng vốn và kỹ thuật của họ không bằng được 10% so với công ty Freeport Indonesia Company là một chi nhánh của đại công ty Hoa Kỳ McMoran Copper & Gold ở New Orleans, Hoa Kỳ và đang khai thác mỏ Grasberg trên độ cao hơn 4000 thước, trong rặng núi Sudirman, giữa trung tâm Irian Jaya, rất giàu về quặng bạc, đồng và vàng. Hiện nay, công ty này đang khai mỏ vàng lớn nhất thế giới trong núi nầy. Riêng trong năm 1995, công ty Freeport đã đóng thuế nhiều nhất cho chính quyền Nam Dương với 275 triệu mỹ kim. Công ty FIC bắt đầu khai thác các quặng bạc, vàng và đồng từ năm 1967, dùng 17.000 công nhân phần lớn là dân di cư từ các đảo Java và Sumatra, với số vốn đầu tư là 3000 triệu mỹ kim. Lợi nhuận thu được trong việc khai thác các mỏ nầy cộng với việc khai thác các mỏ dầu hỏa và bán cây rừng được bỏû vào quỹ của quốc gia thì ít mà đem chia chác cho gia đình tổng thống Suharto, các tướng lãnh trong quân đội, các nhân viên cao cấp trong chính phủ thì nhiều. Riêng về quỹ dùng để mở mang và quản trị Irian Jaya thì chỉ có võn vẹn 30 triệu mỹ kim mà thôi.

     Phải thành thực mà nói, Nam Dương chỉ coi Irian Jaya như một thuộc địa dùng để khai thác tài nguyên thiên nhiên của giải đất nầy, bằng cách chiếm dần đất của thổ dân Papua, đồng thời thi hành triệt để chính sách bần cùng hóa họ, làm cho họ luôn luôn sống trong tình trạng thiếu thốn đủ mọi mặt.

     Cũng vì chủ trương như vậy, cho nên chính quyền Nam Dương không lý gì đến việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên bằng cách khai thác có kế hoạch cũng như bảo vệ môi sinh để tránh việc làm ô nhiễm sông ngòi và không khí.

     Cho đến bây giờ, hơn phân nửa diện tích rừng của Iran Jaya - vào khoảng 20 triệu mẫu tây - đã được chính quyền bán cho các công ty khai thác lâm sản ngoại quốc để họ đốn cây mà không buộc họ phải trồng lại rừng. Theo Cơ Quan Quốc Tế về Thực Phẩm (FAO) thì Nam Dương đứng vào hàng thứ nhì trên hoàn cầu về tiêu diệt các loại dã thú hiếm có. Năm 1992, Tổ Chức Quốc Tế Bảo Vệ Môi Sinh tố cáo là trong năm nói trên, ở Iran Jaya, 120,000 tấn vật liệu phế thải hầm mỏ được đổ ra sông Ajkwe hằng ngày làm cho 50 cây số vuông rừng dọc theo ven sông này bị nhiễm độc, làm cho cá và dừa nước chết, khiến cho thổ dân sinh sống bằng những thứ đó không có gì ăn, nên bị chết đói khá nhiều. Trong những năm 1998 và 1999, rừng Nam Dương bị đốt cháy đến hằng triệu mẫu mà không dập tắt được, khiến khói bay tỏa khắp vùng Đông Nam Á, khiến không khí bị ô nhiễm làm cho dân chúng ở Việt Nam, Mã Lai, Singapore và Thái Lan bị ngạt thở nên mang bệnh rất nhiều.

     Tức nước thì vỡ bờ, thổ dân Papua nổi loạn để đòi quyền sống và quyền tự do theo đạo Thiên Chúa. Nhưng chính quyền Nam Dương đã phản ứng bằng cách dùng biện pháp mạnh của mọi chế độ thực dân, đó là dùng quân đội để đàn áp. Và nhiệm vụ đó được nhà nước giao cho sư đoàn Pattimura, đơn vị phụ trách giữ gìn an ninh trật tự cho công ty khai thác hầm mỏ Freeport Indonesia Company. Chính Hội Đồng Viện Trợ Hải Ngoại của Úc Đại Lợi đã tố cáo trước dư luận quốc tế rằng quân đội của sư đoàn Pattimura đã bắt bớ, giam cầm, tra tấn và thủ tiêu đàn ông lẫn đàn bà Papoua đi biểu tình đòi quyền sống và quyền tự do theo đạo Thiên Chúa.....

     Để bảo vệ quyền lợi của công ty về phương diện xã hội, văn hóa và môi sinh, Freeport Indonesian Company đã bỏ ra 500,000 mỹ kim để mướn hai công ty Hoa Kỳ: AS Labat Anderson và Dames & Moore để lo về việc kiểm tra. Nhưng vào cuối năm 1995, công ty bảo hiểm công cộng Overseas Private Investment Corporation (OPIC) - một hội viên hùn vốn với Freeport từ 25 năm qua, đột nhiên tuyên bố từ chối không chịu bảo đảm cho công ty về những hiểm nguy do môi sinh hoặc do chính trị gây nên mặc dầu với giá tiền 100 triệu mỹ kim. Quýnh quá, ông Jim “Bob Moffett, chủ tịch “công ty mẹ” đã đặc phái ông Henry Kissinger - cố vấn đặc biệt của công ty - đến ngay tòa Bạch Ốc để thương lượng với tổng thống Clinton thời bấy giờ. Đồng thời công ty còn bỏ ra hơn một triệu mỹ kim cho báo chí để mở chiến dịch tuyên truyền vận động vạch mặt một số tổ hợp kinh tế ngoại quốc đang lăm le muốn nhảy vào chia phần "chiếc bánh ngọt” này (theo báo New York Times ra ngày 5 tháng 12, 1995).

     Cũng nên ghi nhận là công ty Freeport đã trả cho ông Henry Kissinger, vị cố vấn đặc biệt của công ty, 600,000 mỹ kim mỗi năm.”

 

oOo

 

     Sinh ngày 27 tháng 5 1923 ở Fuerth (Đức quốc).tại nhà số 23 đường Mathildenstrasse, Henry Kissinger theo gia đình qua tỵ nạn chính trị tại Hoa Kỳ vào năm 1938. Vào học đầu tiên tại trường trung học George Washington High SchoolNew York. Vừa học vừa đi làm thêm tại một công ty của người bà con để sống qua ngày cho đến khi bị động viên vào năm 1943. Nhờ có người bà con trong gia đình tên là Fritz Kramer, làm việc trong 30 năm tại bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ gởi gấm, nên được biệt phái vào các các đơn vị tình báo đóng ở Đức vào năm 1945, thuộc đại đội G, trung đoàn 335 bộ binh, sư đoàn tài xế thông dị ch viên dưới quyền chỉ huy của thiếu tướng Bolling. Được thuyên chuyển vào cơ quan G-2 (Phản Gián của Quân Đội) qua sự gởi gắm của Fritz Kramer, ông ta được thượng cấp chia cho một cái biệt thự tịch thu của chính quyền Đức Quốc Xã cùng một lúc với một chiếc xe Mercedes màu trắng mới toanh. Có xe, có nhà sang trọng thì cũng nên có thêm một bà vợ - tạm thời - quả phụ của một đại úy tử trận của quân đội Đức Quốc Xã để lo việc sửa túi nâng khăn. Rồi lại qua sự vận động của Kramer, ông được biệt phái qua cơ quan thẩm vấn các sĩ quan Đức Quốc Xã bị bắt trong trận chiến hay tự ý đầu hàng quân đội Đồng Minh. Ông ta làm việc trong cơ quan nầy khoảng một năm, với chức vụ trung sĩ nhất, nhưng với quyền hạn lớn hơn nhiều; như người ta thường thấy trong ngành tình báo.

     Thế rồi một đêm nọ, nhân viên cơ quan phản gián Đồng Minh đã rình bắt được tại trận tên Ernst Bosenhard đang trao một số tài liệu mật cho nhân viên tình báo Liên Xô; tên nầy lại là người cầm đầu ban thẩm vấn Hoa kỳ về các tù binh bị quân đội Hoa Kỳ bắt giữ. Bí danh của hắn ta là “Bar”. Theo tài liệu tịch thâu tại trận thì tên Bosenhard có thêm một đồng lõa nữa có bí danh là “Bor” và rơi đúng vào ông Kissinger. Nhưng vì không có bằng chứng gì cụ thể về ông nầy cả nên không truy tố ông ta được, tuy nhiên ông ta cũng bị buộc phải rời khỏi cơ quan phản gián Hoa Kỳ.

     Còn Bosenhard bị đưa ra tòa án quân sự và bị án tù nhiều năm; Riêng về Kissinger thì được đưa về Hoa Kỳ vài tuần sau đó, rồi được giải ngũ và vẫn được Fritz Kramer tiếp tục bảo trợ.

 

oOo

 

     Năm năm sau vụ rắc rối xảy ra ở Obberammergau, Kissinger đã trở thành một ngôi sao sáng tại đại học đường Harvard và được sự chú ý của Nelson rồi đến của David Rockefeller. Một sự tin cậy đặc biệt không suy giảm qua thập niên nầy đến thập niên khác. Rồi những người nầy giới thiệu ông ta vào Hội Đồng Đối Ngoại (CFR - Council on Foreign Relations) để rồi về sau ông ta được đề bạt lên làm một trong 12 vị giám đốc thường trực của cơ quan nầy. Ông cũng có chân trong Viện Nghiên Cứu Ford và đã vận động với viện nầy để trợ cấp cho tạp chí “Confluence” 26.000 mỹ kim, tạp chí nầy khét tiếng thiên tả và thân Liên Xô ra mặt và đã được hai cơ quan FBI và phản gián quân đội Hoa Kỳ đặc biệt theo dõi..

     Ông Kissinger không ưa người ta chỉ trích ông ta. Năm 1961, một phụ tá của ông ta, Helmut Sonnenfeldt có trình cho ông ta một bản báo cáo - được ông ta hoàn toàn đồng ý - cho rằng không bao giờ Liên Xô có ý định đặt hỏa tiễn tại Cuba. Nhưng chỉ vài tháng sau thôi là Mạc Tư Khoa ngang nhiên cho đặt hỏa tiễn ngay trên đảo nầy.

     Mạng Lưới ODRA

 Trong những năm từ 1960 đến 1975, sau khi tên gián điệp người Ba Lan Michael Goleniewski đi tìm “tự do” vào tháng giêng, năm 1961, thì cơ quan phản gián Hoa Kỳ được điệp viên nầy cho biết nhiều tin khá quan trọng. Goleniewski, người gốc Ba Lan, sĩ quan cao cấp trong cơ quan điều hợp ngành tình báo vệ tinh của Liên Xô. Theo y, thì từ 1939 đến 1945, một số nhân viên cao cấp trong ngành tình báo của Đức Quớc Xã đều là gián điệp của Liên Bang Xô Viết như Heinrich Muller, trùm mật vụ Gestapo của Đức Quốc Xã từ 1937 đến 1945. Goleniewski từng phát hiện ra mạng lưới ODRA (tiếng Đức là ODER) đặt căn cứ tại Lignica, Ba Lan.

     Mạng lưới nầy chuyên xâm nhập các cơ quan tình báo của quân đội đồng minh có căn cứ đặt tại Đức., để rồi từ đó xâm nhập vào tổ chức của Minh Ước Bắc Đại Tây Dương (OTAN) và những căn cứ của tổ chức nầy tại Anh quốc và Hoa Kỳ.

     Một trong những tên gián điệp được Goleniewski kể ra trong bản tường trình về hoạt động của anh ta từ 1961 đến 1964 có đề cập đến Bosenhard tức “BAR”. Trong bản tường trình, Goleniewski cũng có kê tên “BOR” nhưng không biết tên thật và nghề nghiệp của anh ta làm gì. “BAR” sau đó vào tù 8 năm nhưng sau đó được giảm xuống chỉ còn 4 năm thôi, và được phóng thích vào năm 1955. Còn “BOR” thì hoạn lộ lên tận mây xanh...

     Theo phân tích gia Capell thì Kissinger có thể là gián điệp của Liên Xô. Nhưng với một con người khôn ngoan, xảo quyệt, lý tài như ông Kissinger, thì ông ta chỉ có thể làm gián điệp cho chính ông ta thôi; vì chỉ trong vai trò đó, ông ta mới có thể phục vụ quyền lợi thiết thực của ông ta mà thôi.

     Vào tháng 8, 1997, phân tích gia Antony Sutton viết trong “The Phoenix Letter” rằng ông Henry Kissinger là “gián điệp của Trung Hoa.”

     Cũng nên ghi nhận rằng Antony Sutton là một sử gia có tên tuổi, từng làm việc cho viện khảo cứu Hoover và đại học Stanford cũng đã cho rằng ông Kissinger - không nhiều thì ít - cũng có dính líu đến ngành tình báo của Trung Hoa.

     Mối liên quan bí mật với Hà Nội và Bắc Kinh

     Mối liên quan thứ nhất của Kissinger đi qua cặp Claude Dulong và Jean Roger. Cặp nầy sau thành vợ chồng. Jean Roger - về sau lấy tên là Jean Sainteny - trước kia là học trò của Kissinger trong các nhóm “nghiên cứu chuyên đề” (seminar) tại đại học Harvard, để rồi từ đó ông ta lưu ý đến những tên học trò có khả năng chính trị có thể giúp ông ta trong ngành ngoại giao quốc tế như trường hợp của Sainteny chẳng hạn, được tướng Charles de Gaulle cử đi thương thuyết với Hồ Chí Minh, mặc dầu cuộc thương thuyết chả đi tới đâu cả, nhưng đối với Kissinger, biết đâu Sainteny chẳng là một con thoi hữu ích về sau nầy, nhất là khi ông ta muốn có một cuộc tiếp xúc kín đáo với Hà Nội.

     Ông Kissinger lại còn có liên hệ bí mật với nhóm Pugwash: một tổ chức khoa học chuộng hòa bình, được tỷ phú Gia Nã Đại Cyrus Eaton tài trợ vì ông nầy ủng hộ Khrouchtchev một cách mù quáng, ông ta cứ tưởng rằng một khi các nhà bác học chia sẻ với nhau những tiến triển vềvõ khí nguyên tử thì sẽ không còn cạnh tranh lẫn nhau nữa. Trong nhóm nầy, có sự hiện diện của một số khoa học gia có tên tuổi như Herbert Marcovitch, Étienne Bauer cùng một số khoa học gia cấp tiến chống cuộc chiến tranh chống lại miền Bắc Việt Nam do một cặp vợ chồng người Pháp, rất thân với Hồ Chí Minh cầm đầu, tên là Lucie và Raymond Aubrac. Cặp vợ chồng nầy hoạt động cho cơ quan tình báo Komintern của Đệ Tam Quốc Tế mà giờ đây mọi người đều biết rõ mặt thật của họ là tay sai cho cộng sản. Mỗi lần Hồ Chí Minh qua Pháp là ở trong nhà của cặp bài trùng cộng sản nầy, tại Soisy-sous-Montmorency, vùng Ile-de-France, vào năm 1945, lúc chính quyền Pháp dự tính mở cuộc thương thuyết với Hà Nội. tại thủ đô Paris. Cũng xin lưu ý bạn đọc Hồ Chí Minh là bố đỡ đầu của một trong đàn con của Aubrac. Buồn cười nhất là cộng sản cũng biết giả vờ theo đạo Thiên Chúa để gạt dân ngu.

     Vào năm 1991, Mạc Tư Khoa mở hạn chế cơ quan lưu trữ văn thư của họ thì người ta mới vỡ nhẽ ra là kể từ 1967 và 1968, Kissinger đã có liên lạc ngầm với Hà Nội rồi, qua trung gian Lê Đức Thọ mà chính quyền Miền Nam Việt Nam chả hay biết gì hết. Và như thế cho đến năm 1971

 mới trở thành công khai, và mặc nhiên mở cửa Miền Nam Việt Nam cho quân đội Bắc Việt tiến vào cũng như ở Ai Lao và Cao Miên.

     Kissinger khi nào cũng chủ trương xoa dịu tình hình để đem lợi điểm về cho ông ta và rất thiện nghệ trong việc dùng một viên sỏi để bắn luôn một lần hai con chim. Nhờ biết được ở Miền Bắc, Việt cộng có hai phe cộng sản kình chống lẫn nhau vì phe thì thân Bắc Kinh, còn phe kia thì chạy theo Mạc Tư Khoa, nên ông ta đã lợi dụng sự chia rẽ nầy để đi đêm với Mao Trạch Đông vào năm 1977, để rồi đi đến chỗ bắt tay chính thức giữa Hoa Thịnh Đốn và Bắc Kinh.

     Chủ trương của Kissinger là không nên gây mối bất hòa với bất cứ ai. Và nên làm mọi cách để cho bên địch biết là ta luôn luôn chủ trương bắt tay với họ và cho họ biết là ta chủ trương hòa giải thay vì đương đầu. Vấn đề chính là phải biết cách thu xếp; dù cho có phải thu xếp ngay trên lưng của quần chúng như trong trường hợp của Việt Nam từ 1967 đến 1975 hay những vấn đề đương đầu khác đối với Liên Xô hoặc Trung Cộng.

     Chính Kissinger là người đích thân đứng ra thương thuyết với Liên Xô về thỏa ước SALT-1, gài Liên Xô vào con đường tài giảm binh bị Đông-Tây. Vào giai đoạn quyết liệt nhất của cuộc thương thuyết, Kissinger đã dành điều đình một mình, không cho chuyên viên và nhân chứng Hoa Kỳ tham dự; mặc dầu ông ta chả biết gì về võ khí cả. Vì ông ta được sự tin cậy tuyệt đối của tông thống, nên không có ai lên tiếng phản đối cả.

     Trong suốt thời gian đàm phán để đi đến việc ký kết thỏa ước SALT-I, Leonid Brejnev ra lệnh khi nào cũng phải có bên cạnh ông ta ông tướng Nikolai Ogarkov, người từng điều khiển nhiều năm qua ngành phao tin sai về quân sự. Chính viên tướng nầy là người đã từng khẳng định với Tây Phương là quân đội Liên Xô sẽ không can thiệp vào cuộc nổi loạn ở thủ đô Prague, Tiệp Khắc. Gián điệp Souvorov trong cơ quan tình báo GRU của Liên Xô đi tìm tự do có cho biết trong khi Liên Xô thương thuyết tài giảm binh bị với Hoa Kỳ, thì Liên Xô vẫn tiến hành việc chế tạo hỏa tiễn tấn công UR- 100, mà những điểm đặc thù về tấn công là đã vi phạm ngay từ đầu thỏa ước SALT-I rồi.

     Kissinger được các phân tích gia Mác Xít khen ngợi

     Anatoli Dobrynine đãtừng nói công khai vào năm 1973 về cuộc xung đột Do Thái - Ả Rập và thái độ của Kissinger trong cuộc xung đột nầy: “Không cần phải có hai người mới thảo luận được vì chỉ một mình Kissinger cũng đủ nói thay cho chúng ta rồi” Một phân tích gia Mác Xít khác, ông Gérard Chaliand, vào năm 1975 trong tạp chi “Partisan” đã khen Kissinger như sau: “Cái nhìn của ông (Kissinger) về thế giới không phải là cái nhìn của một người Hoa Kỳ, mà đó là cái nhìn của một sử gia.”

     Theo sử gia Chaliand,chủ trương của ông Kissinger là muốn thay thế cái ám ảnh chủ trương chống cộng cố hữu của Hoa Kỳ đã từng làm tê liệt nước nầy bằng cách chấp nhận cho người đại biểu rộng quyền hoạt động. Theo ông ta thì đối với Kissinger, quyền lợi của Hoa Kỳ thuộc cỡ hành tinh, trong khi đó quyền lợi của Nga thuộc vào loại quyền lợi của một vùng. Rồi ông Chaliand kết luận vì vậy một thế giới trong tình trạng “tam cực tính” bao gồm cả Trung Hoa rất là nguy hiểm cho hòa bình của nhân loại; còn một thế giới lưỡng cực, bắt tay với Nga thôi sẽ có thể đem lại cho thế giói một vận hội mới an bình. Ông Chaliand bênh vực cho ông Kissinger là như vậy; nhưng nếu ta theo dõi những khảo cứu của ông Antony Sutton (tháng 10, 1972 trước đại hội của đảng Cộng Hòa) thì trong thập niên 1970, đường lối chính trị của ông Kissinger đã chấp nhận cho phe Liên Xô dùng 96 tàu chở hàng hóa của Liên Xô đóng tại Âu Châu để chở liên tục trong mấy năm liền, một số lượng vũ khí khổng lồ viện trợ cho Hà Nội để xâm chiếm Miền Nam Việt Nam. Tưởng cũng nên lưu ý bạn đọc là ông Kissinger đã làm ngơ cho các nhà sản xuất máy tính điện tử tối tân nhất (bị cấm xuất cảng) bán lậu qua Liên Xô để được xử dụng trong các nhà máy sản xuất vũ khí của Liên Xô. Những xe vận tải cỡ bự nhất của Liên Xô do nhà máy Kama của Liên Xô sản xuất đều do kỹ thuật và phát minh chấp chiếu của các công ty Hoa Kỳ, theo nhịp độ sản xuất 100 000 chiếc xe mỗi năm.

     Khoảng bốn chục ngân hàng và thương cục Hoa Kỳ ký kết rất nhiều thương ước với Liên Xô từ 1971 đến 1980, phần lớn là về vũ khí và về kỹ thuật cao. Mặc dầu có sự tiếp tay của Hoa Kỳ qua ông Kissinger, Liên Bang Xô Viết vẫn bị sụp đổ vào năm 1989; nhưng dấu hiệu suy sụp thì đã phát hiện bảy tám năm về trước.

     Trong khoảng mười năm, từ 1964 đến 1974, có rất nhiều chuyên gia Hoa Kỳ tuyên bố công khai là ông Kissinger phục vụ đường lối chính trị của Liên Xô, nhưng ông làm ngơ không trả lời.

     Ngày 14 tháng 8 1975, trong một cuộc họp báo ở Birmingham, có nhà báo hỏi ông Kissinger về mạng lưới ODRA do điệp viên Goleniewski khai ra, thi ông Kissinger nhún vai, cười và bảo rằng:

     -    Tôi nghĩ rằng người ta nên tặng cho Goleniewski giải thưởng Pulitzer về truyện giả tưởng!

     Những vị Cố Vấn lạ thường

     Từ 1948 đến 6 tháng 3 1959, Henry Kissinger được đê nghị thăng thiếu úy khi có lệnh giải ngũ, nhưng phải tham dự một khóa huấn luyện 90 ngày tại một số trung tâm huấn luyện quân sự ở Maryland, để sau nầy có thể lên cấp bậc trong ngành trừ bị đến cấp đại úy là cùng.

     Đến năm 1956, Kissinger được giới thiệu vào Hội Đồng Đối Ngoại (CFR - Council on Foreign Relations) để rồi sau nầy trở thành thư ký thường trực của cơ quan nầy, đặc trách nghiên cứu và sưu tầm về những vấn đề liên quan đến chiến lược và nguyên tử, để rồi từ 1961 trở đi ông ta trở thành cố vấn đặc biệt của tổng thống Kennedy lúc xảy ra cuộc khủng hoảng Bá Linh. Rồi anh em dòng họ Rockfeller lại tiến cử ông ta vào các nhóm chính trị quốc tế như Bilderberg, Aspen, Pugwash v.v... Sự thăng tiến của ông trong ngành ngoại giao Hoa Kỳ đã giúp cho ông gây thêm vây cánh bằng cách bổ nhiệm vào những chức vụ quan trọng trong chính quyền những tay chân bộ hạ của ông, mà phần lớn đều ở trong “sổ đen” của cơ quan an ninh, của FBI, hay của An Ninh Quân Đội.

     Rồi người ta đặt câu hỏi thế thì ông Kissinger làm việc cho ai? Phải chăng là cho ông Kissinger?

     Như với HELMUT SONNENFELDT được ông Kissinger giới thiệu vào phụ trách ngành thương mại với các nước Đông Âu trong bộ Ngoại Giao, để rồi sau đó vào ngay Cơ Quan An Ninh Quốc Gia của chính quyền Richard Nixon đầu tiên. Nhìn vào quá khứ của Sonnenfeldt, thì thấy ông ta là người từng nâng đỡ nữ điệp viên Liên Xô Judith Coplon!

     Rồi đến William O. Hall mà một số dân biểu trong quốc hội đã cho ông Kissinger hay là người nầy có nhiều liên hệ khả nghi với một số điệp viên của Liên Bang Xô Viết như Harold Glasser, Alger Hiss, V. Franck Coe. Nhưng mãi cho đến 1972, thì Hall mới bị cô lập do sự tố cáo của một số dân biểu và nghị sĩ trong lưững viện quốc hội.

          Cũng như James S. Sutterlin, ngưừi thay thế Hall trong bộ Ngoại Giao bị dính líu đến nhiều vụ tai tiếng về thuần phong mỹ tục ở Đức quốc. Chính quý ông Kissinger, Sonnenfeldt, Sutterlin là những vị đã thảo ra, vào năm 1971, thỏa hiệp Bá Linh chia nước Đức ra làm hai nước Tây Đức và Đông Đức, và chấp nhận cho Đông Đức vào Liên Hiệp Quốc.

     Cũng chính Henri Kissinger là người đã đưa Boris Klosson vào trong ban thảo luận thỏa ước Salt-I.Vào năm 1961, chính Klosson là người đã vận động cho Lee Harvey Oswald tự ý đi qua Liên Xô mà không được sự đồng ý của chính quyền Hoa Kỳ. Ông nầy là chồng của Marina, con gái của một sĩ quan tình báo của Liên Xô, và đã trở về lại Hoa Kỳ mà không bị đưa ra tòa án xét xử, mặc dầu có một nhân viên trong tòa Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ ở Mạc Tư Khoa đã có nêu vấn đề vi phạm trắng trợn nầy nhưng vẫn được thượng cấp làm ngơ.

     Khi David Popper được Kissinger phong cho làm đại sứ ở Chí Lợi (Chili) là do điệp viên Alger Hiss giới thiệu y vào bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ. Henry Kissinger còn có một người em trai: Walter B. Kissinger, sinh năm 1924, tốt nghiệp tại đại học Princeton năm 1951, rồi đại học Harvard năm 1953, đi theo ngành Quốc Tế Sự Vụ như làm cố vấn cho các công ty có tiếng tăm như General Tire and Rubber, Vaccum Products v.v...

chuyên giao thương với LIên Bang Xô Viết, để rồi sau đó Walter trở thành một trong những vị giám đốc của công ty Allen Electric Equipment đã từng xây cho Liên Xô 500 nhà bán xe hơi mặc dầu không được giấy phép của bộ Ngoại Giao Hoa Kỳø.

     So với ông anh Henry Kissinger, Walter Kissinger ít được người ta nhắc đến. Trừ phi trong năm 1976, khi ông chưởng lý thị xã San Francisco đưa 7 người buôn vật liệu chiến lược bất hợp pháp với Liên Bang Xô Viết ra tòa thì có dính líu đến công ty của Walter Kissinger, nhưng sau đó được thu xếp rồi cũng yên.

     Công Ty Kissinger Associates

     Trong thời gian cầm bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, ông Henry Kissinger đã nhân dịp đó kết bạn trên khắp hoàn cầu, rồi đến khi ông rút lui ra khỏi ngành ngoại giao thì ông lại là một trong những người quản lý tài sản của gia đình Rockefeller. Có khi ông ta kiêm nhiệm đến 13 chức vụ khác nhau trong một số ngân hàng chuyên về đầu tư như ngân hàng Goldman Sachs. Thế rồi qua năm 1982, ông Kissinger mở một công ty tư vấn “Kissinger Associates” qui tụ một số khá đông nhân vật có tên tuổi như Brent Scowcroft (CFR - Hội Đồng Đối Ngoại) người thay ông ta trong chức vụ giám đốc Hội Đồng An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ; Lord Carrington, bộ trưởng trong nội các của bà Margaret Thatcher, thành viên của Hội Đồng Tay Ba (Trilaterale); ôngRobert O. Anderson, giám đốc công ty Arco, sáng lập viên viện Aspen, thành viên của Hội Đồng Đối Ngoại; ông Pehr Gyllenhammar, thành viên của Hội Đồng Tay Ba, giám đốc công ty xe hơi Volvo; William Rogers thứ trưởng bộ Ngoại Giao đặc trách vềkinh tế, thành viên của Hội Đồng Đối Ngoại v.v...

     Ông ta thường được các chính khách trên thế giới coi như một cố vấn trong bóng tối: như khi ông G.P. Shultz (Hội Đồng Đối Ngoại), lúc vừa được mời giữ bộ Ngoại Giao vào năm 1982, là lập tức gọi điện thoại cho Kissinger để hỏi ý kiến ngay; Helmut Schmidt khi vừa nhận chức thủ tướng chính phủ Tây Đức; Lý Quang Diệu thủ tướng Singapour, Edward Heath sau khi thôi làm thủ tướng ra mở một công ty tư vấn cũng hỏi ý kiến của ông ta.

     Có một lần nói chuyện với ông Leslie Gelb, ông Kissinger có thốt ra một câu đặc biệt, nghe để “để đời”: “Nếu anh không ý thức được giữa kinh tế và chính trị có sự liên quan chặt chẽ, thì anh không thể trở thành một ø chính trị gia được”.

     Đi theo bóng của sáu vị tổng thống Hoa Kỳ, của bang hội cộng sản ở Bắc Kinh khi họ thay thế Mao Trạch Đông sau 1976, rồi của Brejnev ở Mạc Tư Khoa khi ông nầy thay thế Khroutchev, Henry Kissinger là một loại quốc gia trong quốc gia Hoa Kỳ.

     Ngày 24 tháng 5 2001, trong những trang dành riêng về kinh tế, báo International Herald Tribune có đăng tên 3 công ty quốc tế có ảnh hưởng mạnh nhất trên thế giới về kinh tế và chính trị, đó là:

     -    Nhóm Cohen do William Cohen sáng lập. Ông nầy là nghị sĩ thuộc đảng Cộng Hòa thuộc tiểu bang Maine cho đến năm 1979, rồi qua làm bộ trưởng bộ Quốc Phòng trong chính quyền Clinton.

     -    Nhóm Carlyle, của Franck Carlucci (nguyên phó giám đốc cơ quan CIA, bộ trưởng Quốc Phòng từ 1987 đến 1989; cựu chánh văn phòng của tổng thống Reagan và H. Bush, nguyên bộ trưởng bộ Ngân Khố và bộ Thương Mãi từ 1989 đến 1993. Thành viên của Hội Đồng Đối Ngoại và của Hội Nghị Tay Ba.

     -    Nhóm Kissinger Associates đã từng đề cập trên đây là một tổ chức có ảnh hưởng khắp nơi trên thế giới.