của ĐẢNG
CộNG SẢN Việt
NAM
Lê
Tùng Minh
Từ sau năm 1954, khi nắm được chủ quyền trên toàn
lãnh
thổ miền Bắc Việt Nam, Đảng Cộng Sản Việt Nam (lúc ấy mang
tên "đảng Lao
Động Việt Nam") đã quan tâm đào tạo một đội ngũ
"Trí Thức Mới"
để phục vụ cho công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa,
vì như Lênin đã dạy cho
những lãnh tụ cộng sản rằng : "Không có trí
thức cộng sản thì không thể
xây dựng chủ nghĩa cộng sản !".
Do đó, từ 1956, dù ngân sách
Nhà Nước còn rất thiếu thốn,
trông cậy vào sự viện trợ của các nước anh em
xã hội chủ nghĩa, chủ yếu là Liên
Xô và Trung Quốc, đảng Cộng Sản Việt Nam cho mở cấp tốc
một số trường đại học
như : Đại Học Tổng Hợp, Đại Học Sư Phạm, Đại Học Kinh Tế, Đại Học Y
Dược Khoa
và Đại Học Nông Lâm. Về hình thức, hệ thống
đại học miền Bắc có vẻ rầm rộ bởi
sự phô trương và tuyên truyền, nhất thời đã
lôi cuốn nhiều nhà "trí
thức cũ" tham gia đào tạo đội
ngũ "trí thức mới" ( như các giáo sư Trần Đức
Thảo, Nguyễn Mạnh
Tường, Phạm Huy Thông, Trương Tửu, Phan Khôi, Ngụy Như
Kontum, Nguyễn Hoán,
Đặng Văn Chung v.v...).
Buổi đầu, do
tập trung lo
giải quyết nhiều vấn đề chính trị, kinh tế quan trọng hơn,
nên Bộ Chính Trị
Trung Ương đảng Cộng Sản Việt Nam giao khoáng công
tác giáo dục đại học cho
Đảng Đoàn Bộ Giáo Dục lo, cụ thể là giao cho
Nguyễn Khánh Toàn và sau đó là
Võ
Thuần Nho (em ruột của Võ Nguyên Giáp), Bí
Thư Đảng Đoàn kiêm Thứ Trưởng Bộ
Giáo Dục (lúc này chưa thành lập Bộ Đại
Học). Võ Thuần Nho chịu trách nhiệm
trước Trung Ương Đảng về mọi vấn đề của ngành giáo dục,
trực tiếp chịu sự chỉ
đạo của Lê Đức Thọ (Ủy viên Bộ Chính Trị kiêm
Trưởng Ban Tổ Chức Trung Ương
Đảng).
Nhưng sau vụ "Nhân Văn Giai Phẩm" và "Đất
Mới", Bộ Chính Trị Trung Ương Đảng dưới sự chỉ đạo trực tiếp của
Trường
Chinh và Lê Đức Thọ, quyết định siết chặt công
tác tổ chức và tư tưởng đối với
ngành đại học, thực hiện một CHÍNH SÁCH GIAI CẤP
TRONG VIC ĐÀO T[1]O
"TRÍ THC MỚI".
Chính sách ác nghiệt, phản sự tiến
hóa của tiến trình
sinh hoạt cộng đồng và nhân bản của dân tộc, được
thể hiện cụ thể ở mấy điểm
sau đây :
1.- CHỌN
LỰA ĐỘI NGŨ THẦY GIÁO Đ[1]I
HỌC.
Nguyên tắc căn bản để chọn lựa đội ngũ Thầy giáo
Đại Học,
do Bộ Chính Trị Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam đề ra
là : " Lý Lịch Phải Trong
Sạch; Tuyệt Đối
Trung Thành với Đảng". Do đó, các giáo sư
có dính líu đến các vụ án chống
Đảng hồi năm 1956-1957 đều bị đuổi khỏi
trường đại học, cho đi lao động cải tạo (như các giáo sư
Trần Đức Thảo, Nguyễn
Mạnh Tường, Trương Tửu, Phan Khôi). Giáo sư Trần Văn
Giàu, đảng viên cao cấp,
nhưng vì "tiêu cực đấu tranh" nên cũng không
được tiếp tục dạy ở đại
học (mãi đến sau năm 1975, ông Giàu mới được
phép diễn thuyết ở các trường đại
học).
Bất cứ nhà giáo dục nào cũng hiểu rõ
: Đại Học là nơi đào
tạo nhân tài cho đất nước, vì thế NHÂN TỐ
QUAN TRỌNG HÀNG ĐẦU LÀ ĐỘI
NGŨ THẦY GIÁO (giáo sư, phó giáo sư, giảng
viên và cán bộ hướng dẫn). Có đội
ngũ thầy giáo giỏi mới đào tạo được một lớp học
trò giỏi, là một chân lý phổ
biến, không thể phủ nhận !
Vậy mà thực trạng thầy giáo đại học từ sau
1959-1960 của
ngành đại học miền Bắc Việt Nam đã được TUYỂN LỰA THEO
TIÊU CHUẨN "HỒNG"
HƠN "CHUYÊN".
"Hồng"
là "đỏ
về mặt tư tưởng", nghĩa là phải tuyệt đối trung thành với
Đảng, dạy đúng
theo lời của Đảng. Những người mà Đảng coi là "hồng" bao
gồm các
thành phần : Đảng viên, Đoàn viên xuất
thân từ giai cấp cơ bản (công nhân, bần
cố nông, dân nghèo thành thị). Những người
thầy nầy, dù không có bằng cấp cao,
dù học lực trung bình, cũng được Ban Tổ Chức Trung Ương
Đảng phong cho chức
"giáo sư" hay "phó giáo sư" để có "học vị"
lên
đứng trên bục giảng đường. Tỷ lệ những người thầy đại học
này chiếm đến 80%
tổng số cán bộ giảng dạy đại học của miền Bắc Việt Nam trong
giai đoạn
1960-1975.
Bởi thế,
giáo sư Tạ Quang
Bửu khi còn làm Bộ Trưởng Đại Học (1961-1968) có
nói một câu khá hài hước :
" Đại HỌC CỦA CHÚNG TA CHỈ LÀ PHỔ THÔNG CẤP 4 ".
Còn giáo sư Trần
Văn Giàu thì kết luận thẳng rằng : " NẾU ANH KHÔNG
CÓ BẰNG TIẾN SĨ, KHI TỔ
CHC MUỐN ANH LÀM GIÁO SƯ M
C NHIÊN ANH
LÀ TIẾN SĨ ( ! ). NẾU ANH CÓ BẰNG CẤP TIẾN SĨ , MÀ
TỔ CHC MUỐN ANH LÀM THẰNG CHĂN BÒ, ANH PHẢI LÀ
THẰNG CHĂN BÒ ( ! ) ".
Phương thức tuyển lựa đội ngũ thầy giáo đại học của miền
Bắc Việt Nam có hai cách : Tuyển lựa những người được
đào tạo trong nước, và
tuyển lựa những người được đào tạo ở các nước xã
hội chủ nghĩa (chủ yếu là Liên
Xô và Trung Quốc).
* NHNG THẦY GIÁO Đ[1]I
HỌC ĐƯỢC TUYỂN LỰA TRONG
NƯỚC.
Trong giai đoạn lịch sử này (1960-1975) không
có ai có
bằng cấp Tiến Sĩ cả, mà chỉ có những người đã học
xong CHƯƠNG TRÌNH 10+3 ( tức
là 10 năm ở cấp phổ thông từ tiểu học đến trung học, học
thêm 3 năm ở đại học )
hoặc CHƯƠNG TRÌNH 10+4 ( sau khi
tốt
nghiệp phổ thông học thêm 4 năm đại học ). Trung thực
mà nói, trong đội ngũ
thầy giáo đại học (sau khi tốt nghiệp đại học được giữ lại
trường làm cán bộ
giảng dạy) được tuyển lựa ở diện này cũng có một số người
giỏi (có thể chiếm tỷ
lệ 5%) và về sau đã nổi tiếng là nhờ sự tự học của
họ như Phan Huy Lê, Trần
Quốc Vượng, Hà Văn Tấn.
* NHNG THẦY GIÁO Đ[1]I
HỌC ĐƯỢC TUYỂN CHỌN TRONG SỐ ĐI HỌC Ở CÁC NƯỚC
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA.
Phần đông trong số họ được đào tạo qua trường bổ
túc công
nông (có trình độ lớp 2 hay lớp 3 vào học 3
năm, 4 tháng lên một lớp thì đậu
bằng tương đương lớp 10), rồi học một năm ngoại ngữ của nước mà
họ được đi du
học (chủ yếu là Liên Xô và Trung Quốc). Sau 4
hay 5 năm học ở nước ngoài, đậu
bằng kỹ sư, cử nhân hay phó tiến sĩ. Bất cứ học sinh
công nông nào được cử đi
du học ở các nước xã hội chủ nghĩa, dù học giỏi
hay dở, đến thời hạn vẫn được
cấp bằng (theo chính sách "chiếu cố Việt Nam" của phe
quốc tế cộng
sản). Có thể khẳng định tỷ lệ giỏi cũng không quá
5%. Trường hợp phó tiến sĩ
sinh vật học Phan Văn Khải, đương kim thủ tướng của Cộng Sản Việt Nam
cũng xuất
thân từ đội ngũ công nông du học này.
*
* *
Một số thầy giáo đại học sau này được Nhà
Nước Cộng Sản
phong giáo sư và đã nổi tiếng là giỏi như
giáo sư sử học Phan Huy Lê (em ruột
của bác sĩ Phan Huy Quát, nguyên chủ tịch
Liên Minh Á Châu Chống Cộng Việt Nam,
đã chết trong nhà tù của Cộng Sản Việt Nam sau năm
1975); giáo sư toán học Phan
Đình Diệu; giáo sư ngôn ngữ Nguyễn Tài Cẩn
v..v... tuy không thuộc thành phần
cơ bản, nhưng họ không có biểu lộ "mất lập trường
chính trị" và nhất
là không có hành động chống đối, làm
tốt công tác giảng dạy, đào tạo theo chính
sách của Đảng (ít nhất là trước 1990). Nói
cách khác, dù là người có
tài, đỗ
đạt cao, nhưng không thuộc thành phần cơ bản, nếu
có được giảng dạy ở đại học
thì cũng là loại giảng viên thường, không
được giữ những chức vụ như Chủ Nhiệm
Khoa hay Trưởng Bộ Môn, thậm chí không được giữ cả
chức Chủ Nhiệm Lớp.
Sau năm 1975, khi đảng Cộng Sản Việt Nam dùng võ
lực
cưỡng chiếm miền Nam Việt Nam, và đặt cả nước vào chung
một chế độ chính trị
"Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam", do việc "mua chuộc"
một số trí thức khoa bảng của chế độ Việt Nam Cọng Hòa
nên về
HÌNH THC TUYỂN
DỤNG THẦY GIÁO Đ[1]I
HỌC CÓ THAT ĐỔI; NHƯNG VỀ BẢN CHẤT GIAI CẤP CỦA CHÍNH
SÁCH VN KHÔNG HỀ
THAY ĐỔI ! Chính vì lẽ đó mà nhiều
giáo sư của chế độ cũ dần dần từ bỏ chế độ
mới, vượt biên bỏ nước ra đi, mang đầy sự hận tủi của người
trí thức lưu vong !
Để cho bộ mặt đại học khỏi phải mang tiếng là "Phổ
thông cấp 4", và cũng để "sánh ngang" với nền đại
học nước
người, Nhà nước Cộng Sản Việt Nam liền cho phong hàm, cấp
vị một cách
"khoáng đại". Hàng loạt Phó Tiến Sĩ, Tiến Sĩ,
Giáo Sư, Phó Giáo Sư ra
đời không theo qui chế nào của đại học quốc tế (!?). Theo
sự đánh giá của các
chuyên gia đại học quốc tế thì nhiều lắm chỉ có 5%
trong số được phong hàm, học
vị đại học của Nhà Nước Cộng Sản Việt Nam (sau năm 1975)
là đạt tiêu chuẩn
(!?). Số lượng thầy giáo tăng lên một cách đột
ngột, mà nếu xét về hiện tượng
chưa chắc có một quốc gia nào, dù là hiện
tại như Pháp, Anh, Mỹ, so sánh bằng:
Theo thống kê chính thức của Bộ Đại Học và
Giáo Dục Chuyên Nghiệp (của Nhà Nước
Cộng Sản Việt Nam) tỷ lệ trung bình của thầy giáo Đại Học
so với sinh viên toàn
quốc là 1/6. Còn tại một số đại học lớn ở Hà Nội
là 1/2.5; đặc biệt có một vài
đại học là 1/1 (số liệu thống kê năm 1993).
2.- PHƯƠNG THC
THI TUYỂN SINH VIÊN.
Theo các thông tri tuyển sinh vào đại học
của Bộ Giáo Dục
(trước năm 1966) và Bộ Đại Học và Giáo Dục
Chuyên Nghiệp (sau năm 1961) cho
đăng công khai trên các báo của Nhà
Nước thì "không phân biệt thành phần
giai cấp và tín ngưỡng, miễn em nào có bằng
lớp 10 (phổ thông hoặc bổ túc công
nông) đều được quyền dự thi tuyển vào trường đại học
nào mà các em thích; đồng
thời nếu đạt đủ điểm qui định thì không có
lý do nào không được nhận vào trường
đại học".
Nhưng sự thật
thì không hoàn
toàn đúng như lời bố cáo trong các bản
thông tri tuyển sinh hằng năm của Bộ
Giáo Dục (hay Bộ Đại Học.....).
Thực tế, có sự phân biệt đối xử theo một
chính sách rất
khắc nghiệt đối với các em học sinh không thuộc
thành phần cơ bản (công nhân,
bần cố nông, lớp nghèo thành thị ) như là :
* Kiên quyết loại
bỏ các em học sinh thuộc các thành phần địa chủ,
tư sản... và càng kiên quyết
loại trừ các em thuộc thành phần làm việc cho chế
độ cũ ( làm cho Pháp trước
năm 1954 và làm cho Việt Nam Cọng Hòa hoặc
làm cho Mỹ sau 1955 ). Nếu có trường
hợp em nào quá giỏi, có dư luận đông đảo của
quần chúng biết đến, thì cho vào
học các trường trung cấp chuyên nghiệp (nhưng rất hạn
hữu). Chính sách giai cấp
này đã mang lại một hậu quả rất nghiêm trọng :
Không những đã kềm hãm và giết
chết tài năng của tuổi trẻ, làm tổn hại đến nhân
tài của đất nước trong tương
lai; mà còn tạo ra một thảm cảnh làm tan
nát cuộc đời của một số em, vì thất vọng
buồn chán..... rồi gia nhập vào đội quân "xã
hội đen" (!).
* Ưu tiên tối đa
cho các em thuộc thành phần cơ bản, đặc biệt là
con em của cán bộ trung cao cấp
đảng, con em của các đảng viên đang nắm quyền thế ở địa
phương, từ Xã, Huyện, Tỉnh đến
Trung Ương. Do đó, có
những em rất kém cũng thi vào đại học. Theo dư luận
xã hội : Đó là thi
"đậu lý lịch" (!). Chính sách ưu tiên cho
giai cấp cầm quyền này đã
tạo một hậu quả nghiêm trọng lâu dài cho tương lai
của dân tộc; bởi vì chỉ đào
tạo một tầng lớp trí thức không đủ tiêu chuẩn về mặt
kiến thức, và thiếu cả
phẩm hạnh của trí thức là tự tin, dựa vào sức
mình là chính ! Chính một số trí
thức mới được đào tạo trong cái lò này
đã và đang trở thành những "ông
quan cách mạng" chỉ biết vâng, dạ, xu nịnh, mánh
mung làm thiệt hại lớn
cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước !
Thực tế, tưởng rằng đã được thay đổi tận gốc từ lâu
sau
khi đảng Cộng Sản Việt Nam tuyên bố đổi mới tư duy, mở cửa về
kinh tế, cải cách
về giáo dục (từ sau 1990). Nhưng thực chất vấn đề "chủ nghĩa
giai
cấp", vẫn còn nguyên, dù rằng báo chí
của Nhà Nước Cộng Sản Việt Nam có
tuyên truyền rầm rộ cho sự thay đổi này (!). Chính
sách giai cấp, chủ nghĩa
thành phần (hay chủ nghĩa lý lịch) vẫn còn thống
trị trong đầu óc các cán bộ tổ
chức có trách nhiệm duyệt xét tuyển sinh.
Vì lý do đó, đã nãy sinh tâm
lý phổ
biến đối với các em học sinh học giỏi, nhưng không thuộc
thành phần cơ bản,
muốn bỏ nước ra đi ngày càng nhiều. Họ có
hoài bảo sẽ đỗ đạt cao ở nước ngoài.
Đó là một nguyện vọng chính đáng, nhưng
là một hiện tượng đáng buồn cho sự
nghiệp đào tạo trí thức tại nước nhà cho dân
tộc ! Khốn khổ thay ! Không phải
em học sinh nào vượt biên, bỏ nước ra đi, đều đến bến bờ
vinh quang ! Tất cả
đều bắt nguồn từ một chính sách sai lầm tả khuynh của
Đảng Cộng Sản Việt Nam,
mà đến nay họ mới nhìn thấy trên khía cạnh
lý thuyết. Nhưng họ vẫn kiên quyết
bảo vệ chính sách độc quyền giai cấp ấy !
3.- SỰ THỐNG
TR CỦA MÔN "CHỦ NGHĨA MARX - LÊNIN" VÀ H
U QUẢ CỦA
NÓ.
Như
trên đã trình
bày : Trong chính sách đào tạo "trí
thức mới" (hay trí thức xã hội
chủ nghĩa) của Đảng Cộng Sản Việt Nam thì, coi trọng "HỒNG" hơn "CHUYÊN".
Muốn tô "hồng" tư tưởng, tình cảm và lập
trường
của sinh viên chỉ có cách là nhồi
nhét thật nhiều, thật sâu môn học "chủ
nghĩa Marx-Lênin" cho sinh viên; đồng thời bắt buộc sinh
viên phải nhận
thức được rằng môn "chủ nghĩa Marx - Lênin" là
môn học quan trọng
hàng đầu ở đại học, là một môn học có vai
trò quyết định cả tương lai thăng
tiến của mỗi sinh viên sau khi tốt nghiệp đại học (!).
Vì vậy, trong chương trình giảng dạy ở các
trường đại học
xã hội chủ nghĩa Việt Nam, môn chủ nghĩa Marx -
Lênin coi như là môn bắt buộc
phải đạt điểm theo quy định.
Môn học chủ nghĩa Marx - Lênin bao gồm những
bài học về :
a) Triết học
Marx-Lênin (Duy vật biện chứng và duy vật lịch sử).
b) Kinh tế chính trị
học Marx-Lênin và chủ nghĩa xã hội khoa học (cụ thể
là học về chính sách của
các đảng cộng sản, đặc biệt là chính sách
của đảng Cộng Sản Liên Xô,
Trung Quốc
và Việt Nam). Nội
dung giảng dạy môn này cho sinh viên ở các
trường đại học chuyên nghiệp (Bách
khoa,Y Dược, Nông Lâm, Kiến trúc, Thủy lợi v..v...)
nhẹ hơn sinh viên các
trường Khoa học Xã hội (Kinh tế, Luật, Sử, Văn....). Tuy
nhiên, nói chung môn
chủ nghĩa Marx-Lênin dạy ở các trường đại học không
nhằm đào tạo những
"cán bộ lý luận" Marx-Lênin (như trường Đảng Nguyễn
Ái Quốc hay
trường Đại Học Chính Trị), mà chủ yếu là
rèn luyện lập trường chính trị, lập
trường "tin tưởng tuyệt đối" vào sức mạnh vạn năng của chủ nghĩa
Marx-Lênin, của Đảng Cộng Sản (!).
Vì mục đích và yêu cầu của môn
chủ nghĩa Marx-Lênin ở các
trường đại học như vậy, nên điều quan trọng nhất là "cưỡng
bức tư
tưởng" hơn là tiếp thu một môn khoa học xã hội. Do
đó, các thầy giáo dạy
chủ nghĩa Marx-Lênin ở các trường đại học cũng có
những tiêu chuẩn khác. Trước
tiên, họ phải là đảng viên đã được trui
rèn trong quá trình thử thách sự trung
thành đối với Đảng. Sau đó, họ được đào tạo qua
một lớp học chủ nghĩa
Marx-Lênin (ngắn hạn là 1 năm, dài hạn là
2-3 năm) và có khả năng
giảng dạy (hay truyền đạt đúng như chỉ thị của
Đảng), chớ không cần có khả năng nghiên cứu
phát hiện ra những lỗi lầm của học
thuyết Marx-Lênin. Cuối cùng, họ chỉ cần có một
trình độ văn hóa nhất định
(trình độ sơ học hay trung học càng tốt), không
đòi hỏi họ có bằng đại học.
Nhưng, họ lại là những thầy giáo có vai trò
lãnh đạo các thầy giáo của các bộ
môn khác trong trường đại học. Mọi chủ trương,
chính sách về cán bộ, về lương
bổng, thậm chí về nội dung giảng dạy ở nhà trường đại học
đều do thành phần này
quyết định là chủ yếu.
Đối với sinh viên, nếu học kém về môn chủ
nghĩa
Marx-Lênin thì không được lên lớp, không
đủ điểm trong kỳ thi tốt nghiệp về môn
này thì không được cấp bằng tốt nghiệp, dù
số điểm của các môn khác có cao đến
đâu (!). Sinh viên phải thi lại vào năm sau, hoặc
năm sau nữa, cho đến khi nào
đậu môn chủ nghĩa Marx-Lênin mới được nhận bằng tốt nghiệp.
(!). Vì vậy, dư
luận sinh viên đã cho rằng : " MÔN CHỦ NGHĨA
MARX-LÊNIN LÀ MÔN QUYẾT ĐNH
CUỘC ĐỜI ", hay mỉa mai hơn " MÔN CHỦ NGHĨA
MARX-LÊNIN
LÀ CHA CỦA CÁC
MÔN HỌC KHÁC ".
Trong thực
tế, nhiều sinh
viên học môn này không phải để nâng cao
kiến thức, mà "học gạo" để đối
phó, miễn sao cho đủ điểm đậu, chớ
không cần gì hơn. Do đó, đa số sinh viên sau
khi tốt nghiệp nhất là sinh viên
khoa học cơ bản (Toán, Lý, Hóa, Sinh vật...)
và
sinh
viên kỹ thuật chuyên
nghiệp (Cơ khí, Luyện kim, Điện học, Xây dựng, Nông
Lâm nghiệp, Kế toán, Tài
chánh...) đều không thể giải thích nổi một
câu hỏi thuộc phạm trù lý luận của
chủ nghĩa Marx-Lênin (Thí dụ : Tại sao gọi là Duy
Vật Biện Chứng ? Nội dung của
Chủ nghĩa Duy Vật Lịch Sử là gì ? Những điểm khác
nhau giữa chủ nghĩa Xã Hội Khoa
Học và Lịch Sử Đảng ? v..v...).
SỰ THỐNG TR MÙ QUÁNG ĐẾN CUỒNG TÍN CỦA BỘ
MÔN CHỦ
NGHĨA MARX-LÊNIN TRONG CÁC TRƯỜNG Đ[1]I
HỌC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIT NAM , KÉO DÀI
TỪ NĂM 1956
ĐẾN NĂM 1990 :
19 năm của riêng miền Bắc Việt Nam, và 15 năm cho cả nước
Việt Nam. Đây quả là
một tai ách đối với ít nhất 9-10 thế hệ đại học, nối tiếp
nhau (nếu tính trung
bình, một thế hệ là 4 năm). Nó bóp chết
biết bao nhiêu tài năng của dân tộc,
đồng thời nó còn gây một hậu quả trầm trọng cho
việc xây dựng và phát triển đất
nước trở thành một quốc gia văn minh và hiện đại !
Sau sự biến động ở Đông Âu, khối Cộng Sản Quốc Tế do
Liên
Xô đứng đầu đã sụp đổ hoàn toàn (1988-1991,
lý tưởng Cộng Sản trở thành cơn ác
mộng, và CHỦ NGHĨA MARX-LÊNIN
KHÔNG CÒN
Ở TÌNH TR[1]NG
XÉT L[1]I
HIN Đ[1]I,
MÀ NÓ ĐÃ RƠi VÀO TÌNH TR[1]NG
B CHỐI BỎ ! Những thần tượng Marx,
Engels, Lênin, Xít ta Lin, Mao Trạch Đông, Hồ
Chí Minh lần lượt sụp đổ trong
lòng tin, ngay cả đối với các đảng viên Cộng Sản
thức tỉnh. Vì vậy, việc học
tập môn chủ nghĩa Marx-Lênin ở các trường đại học
Việt nam cũng bị xét lại :
Thầy giáo lên bục cũng không dám tin những
điều của họ giảng là chân lý. Sinh
viên ngồi học thì cảm thấy chán nản vì thấy
mình đang là con cừu non trước sự
thuyết giảng đầy dối trá. Cả thầy và trò đều mất
lòng tin, đều cảm thấy khó
chịu vì bị bắt buộc giảng và học đến như những người
cuồng tín. Nhưng, trong
khi các nước Đông Âu và Nga đã
bãi bỏ hẳn giáo trình chủ nghĩa Marx-Lênin ở
đại
học, thì ở Việt Nam vẫn cứ duy trì một môn học
vô giá trị đó đối với việc đào
tạo tầng lớp trí thức mới. Tuy nhiên, sức mạnh của
dòng tư tưởng đối kháng
trong sinh viên đại học đã trưởng thành theo phong
trào dân chủ tự do của toàn
dân, nên đảng Cộng Sản Việt Nam không dám
ngoan cố trắng trợn như những năm
1991 về trước và đã âm thầm cho phép nới
lỏng yêu cầu học môn chủ nghĩa
Marx-Lênin, vô hình trung không còn coi
môn học này là môn học có tính
quyết
định số phận tốt nghiệp của sinh viên nữa.
Cho đến nay, giáo trình "chủ nghĩa
Marx-Lênin" cho
các trường đại học đã được biên soạn lại nhiều lần,
nhưng chưa có một giáo
trình nào hoàn chỉnh. Đã có nhiều
ý kiến cho rằng : Bộ Đại Học và Giáo Dục
Chuyên Nghiệp nên bỏ môn học "chủ nghĩa
Marx-Lênin", hay ít nhất chỉ
xem đó là một môn học bình thường và
học hay không là quyền chọn lựa của sinh
viên (?). Vẫn chưa thấy ban Khoa Giáo Trung Ương Đảng trả
lời dứt khoát (?).
4.- THỰC TR[1]NG
CỦA NỀN Đ[1]I
HỌC VIT NAM TRONG TIẾN TRÌNH CẢI CÁCH
HIN NAY.
Ông Bộ Trưởng Đại Học Trần Hồng Quân luôn
luôn lên tiếng
về chương trình cải cách nền đại học của chế độ Cộng Sản
Việt Nam trong mấy năm
qua, nhưng thực tế thì không tiến triển bao nhiêu.
Theo các quan chức của nền
đại học Việt Nam thì MỘT TRONG LÝ DO QUAN TRỌNG
LÀM CH
M SỰ ĐỔI MỚI
CỦA NỀN GIÁO DỤC Đ[1]I
HỌC LÀ
"KHÔNG
CÓ NGÂN
SÁCH". Ví dụ như : Theo tài liệu của Bộ Tài
Chánh Cộng Hòa Xã Hội Chủ
Nghĩa Việt Nam cho ta thấy ngân sách của Nhà Nước
dành cho việc giáo dục đại
học thật là quá ít, như năm 1993 chỉ có 85
triệu Mỹ kim (chiếm 15% trên tổng số
ngân sách của toàn ngành giáo dục).
Phần lớn số tiền đó dành để trả lương cho
giáo chức và nhân viên phục vụ ở đại học.
Vì vậy, chính phủ Cộng Sản chấp thuận
cho Bộ Đại Học tiến hành trước tiên là CẢI TỔ
TÀI CHÁNH như thu học phí đại học,
cho phép mở đại học bán công, dân lập
và tư thục; đồng thời phát triển nguồn
thu tài chánh từ các hoạt động nghiên cứu
khoa học và dịch vụ tư vấn. Nhưng
trong thực tế từ năm 1991 đến năm 1995, trong tiến trình cải tổ
đại học, việc
cải tổ tài chánh không đạt được kết quả đáng
kể, để bù đắp cho sự thiếu hụt
trầm trọng của ngân sách giáo dục đại học. Ngược
lại, đã tạo ra sự cạnh tranh
kiếm tiền giữa các trường đại học, làm giảm sút
chất lượng giảng dạy và gây
nhiều mâu thuẫn, cũng như tệ đoan tham nhũng trong các kỳ
thi tuyển vào đại học
(ý
kiến của Tiến Sĩ Nguyễn
Thiện Tống, giáo sư đại học của chế độ Cộng Sản Việt Nam).
Và,
theo các nhà nghiên cứu
giáo dục đại học thì LÝ DO CHÍNH LÀM
CHO CÔNG CUỘC CẢI CÁCH Đ[1]I
HỌC TIẾN TRIỂN CH
M CH[1]P
LÀ DO SC Ỳ CỦA THẾ LỰC BẢO THỦ TRONG HÀNG NGŨ LÃNH
Đ[1]O
ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC. Họ
tuy đã chấp nhận về mặt lý thuyết rằng : "Phải cải
cách nền đại học để đáp
ứng kịp thời những nhu cầu về trí thức và đào tạo
một xã hội giao lưu và mở cửa
ra bên ngoài, nên phải chấp nhận quy luật cạnh tranh
gay gắt của nền kinh tế
thị trường, đào thải không nhân nhượng đối với mọi
cá nhân đã và đang tụt hậu
trước trào lưu tiến hóa của
một xã hội
văn minh và tiến bộ"
(xem
Thông tri về "Cải
cách nền đại học", 1992, phần "Lý do phải cải cách
nền đại học").
Họ cũng thừa
nhận rằng :
"Trong một thời gian dài hệ đại học Việt Nam được xây dựng
và đào tạo trí
thức mới theo kế hoạch Nhà Nước. Đại học tách rời với
nghiên cứu, và tách rời
nhu cầu tiến lên của xã hội, lại càng tách
rời với sự tiến bộ không ngừng của
cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đang tiến hành
trên hầu khắp thế giới văn
minh" (tài liệu đã dẫn). Tài liệu điều tra của
liên ngành Lao Động -
Thương Binh - Xã Hội với liên hiệp các hội Khoa Học
Kỹ Thuật thành phố HCM thì
trong số hơn 10,000 kỹ sư, cử nhân, bác sĩ ra trường trong
niên khóa 1994-1995
của nước cho thấy 70% "trí thức mới chưa đủ trình độ
thích ứng với những
đòi hỏi của một nền kinh tế thị trường". Theo như sự than phiền
của nhiều
giáo sư đang giảng dạy trong chế độ của Cộng Sản Việt Nam
thì "Các giáo sư
đánh giá và cho điểm các luận văn tốt
nghiệp (chớ không phải luận án !) chỉ
đồng nghĩa với việc 'trả xong nợ sách đèn'. Nghĩa
là các luận văn tốt nghiệp
chỉ là sự luyện tập cho sinh viên về phương diện
nghiên cứu chuyên đề khoa học.
Thực tế, nó chẳng đóng góp gì
cho khoa
học và đời sống của xã hội". Và theo ông
Nguyễn Văn Giao, chuyên viên cao
cấp của văn phòng chính phủ Cộng Sản Việt Nam khẳng định
: "Nhà Nước không
ổn định được mức độ chất lượng đào tạo, và cũng
không có khả năng đảm bảo chất
lượng, nhất là trong lãnh vực nghiên cứu khoa học".
Thực tế này đến năm
nào mới khắc phục ?
Sự cải
cách nền đại học đang
"bước những bước như rùa bò, trong khi nhu cầu điều
hành, quản lý một nền
kinh tế thị trường thì chạy với tốc độ cấp số nhân" !
Chúng
ta biết thời
đại hiện nay là thời đại của hỏa tiễn và điện tử,
đòi hỏi những nhà trí thức,
những chuyên gia phải có khả năng thích nghi với
tiến bộ của khoa học, kỹ thuật
hiện đại thật mau chóng, phải có khả năng sáng tạo
không ngừng mới được hữu
dụng. Thời đại hôm nay đòi hỏi những người có
trình độ đại học không được phép
dừng lại ở những gì đã học được trong nhà trường,
mà phải đòi hỏi đổi nghề
nhiều lần trong nghề lao động trí óc của một chuyên
gia. Ngày nay, với đà văn
minh mới, việc tổ chức hợp lý hóa lao động lấy máy
móc làm yếu tố quyết định
của Taylor đã lỗi thời. Với kỹ thuật hiện đại, chất lượng tri
thức về khoa học
kỹ thuật của con người là nhân tố hàng đầu trong
việc tăng khả năng cạnh tranh
của các doanh nghiệp, và tạo hiệu năng cho toàn bộ
nền kinh tế của quốc gia. Vì
vậy, nhiệm vụ chính của nền đại học là đào tạo
những trí thức mới thích ứng
không những cho hôm nay mà cho cả ngày mai,
cho những thời buổi đột biến mà
chưa ai đoán chắc được ! Nền đại học Việt Nam dưới sự
lãnh đạo của Đảng Cộng
Sản Việt Nam liệu có làm nỗi nhiệm vụ đó hay
không, khi thế giới bước vào thế
kỷ thứ 21, một thế kỷ có nhiều đột biến bất ngờ (?).
Vì như trên đã có đề cập, số lượng
giáo chức của đại học
Việt Nam hiện nay rất đông, nhưng lại thiếu những giáo sư
có đủ trình độ để
giảng dạy ở đại học theo yêu cầu mới. Theo tài liệu thống
kê của Bộ Đại Học
Cộng Sản Việt Nam năm 1994-1995 cho thấy : Số giáo chức đại học
có bằng cấp
trên đại học (Phó Tiến Sĩ, Tiến Sĩ) ở các viện đại
học lớn (Hà Nội và Thành phố
HCM) chỉ chiếm hơn 30% trong tổng số giáo chức đại học cả nước.
Trong khi đó, ở
các nước như Mỹ, Anh, Pháp hay Nhật, Úc
v..v...giáo sư đại học đều phải có cấp
bằng Tiến Sĩ. Đó là chưa kể bằng cấp Phó Tiến Sĩ,
Tiến Sĩ ở Việt Nam còn nhiều
điểm yếu hơn bằng cấp quốc tế. Tình trạng này đã
tạo nên một dư luận phổ biến
trong giới tuyển dụng "trí thức mới" rằng : " Đ[1]I
HỌC VIT NAM CHỈ SẢN XUẤT HÀNG GIẢ (!?). Và mỉa mai thay,
" NGƯỜI CHƯA
TỐT NGHIP Đ[1]I
HỌC CŨNG ĐI CHIÊU SINH CAO HỌC. Không thể nào tưởng
tượng được trường
phổ thông cũng đứng ra thông cáo mở Cao học" ( Theo
Tiến Sĩ Đào Công Tiến,
giám đốc trường Đại Học Kinh Tế thành phố HCM ).
Việc mời một số giáo sư người Việt nước ngoài, hay
một số
giáo sư người Pháp, người Mỹ vào
dạy
một số môn ở các đại học Việt Nam chỉ là một việc
làm có tính cách "tô son
điểm phấn" cho chính sách cải cách đại học của
Cộng Sản Việt Nam. Thật sự,
nó chẳng mang một ý nghĩa chuyển mình nào
về mặt chất lượng giáo dục đại học.
*
* *
Muốn cải cách nền đại học cho có kết quả tốt trong
tình
hình hiện nay của Việt Nam Cộng Sản là vấn đề rất
khó khăn. Vấn đề chính không
phải là khó khăn về mặt ngân sách, mà
ĐIỀU KHÓ KHĂN NHẤT LÀ QUAN ĐIỂM CỦA CÁC
NHÀ LÃNH Đ[1]O
TRUNG ƯƠNG ĐẢNG CỘNG SẢN VIT NAM. Họ có chịu từ bỏ
chính sách giai cấp trong việc đào tạo
các
chuyên gia hay không ? Họ có chịu để cho nền
giáo dục đại học được mở rộng, tự
do phát triển như nền giáo dục đại học ở các nước
Âu Mỹ hay không ?
Việt Nam không thiếu mầm non nhân tài,
có thể khẳng định
là không thua kém bất cứ dân tộc nào
trên trái đất này. Điều này đã được
chứng
minh hùng hồn qua sự thành công của tuổi trẻ Việt
Nam ở Hải Ngoại trong hai
thập niên qua ( 1975-1995 ). Thế nhưng ngày nay nền
giáo dục Việt Nam tụt hậu
hơn vài chục năm so với các nước láng giềng
Châu
Á. Thử hỏi trách nhiệm
lỗi lầm này thuộc về ai ?
Để thay lời kết luận, chúng tôi xin trích
đăng lại lời
than vãn của ông Trần Hồng Quân, đương kim Bộ Trưởng
Đại Học của Cộng Sản Việt
Nam, rằng : " Nếu chúng ta đào tạo chất lượng kém
thì số lượng càng lớn
càng lãng phí mà thôi. Chúng
ta làm HÀNG GIẢ
thì
có tội với xã hội và người
học. Có tội ở đây là HÀNG GIẢ gây ra
tai hại cho xã hội, nhưng đồng thời HÀNG
GIẢ chiếm mất chỗ lẽ ra phải có của HÀNG TH
T để thực
hiện những mục tiêu kinh tế xã hội to lớn" (
Theo bài " Chất lượng giáo dục đồng thời ", báo
Tuổi
Trẻ, 27-11-94 ) ./.
Lê Tùng
Minh