Một trong
những lễ tiết quan trọng của người Việt là Tết Nguyên
Đán,
thường được quen gọi tắt là Tết. Đây là dịp nghỉ
ngơi giải trí chung
của mọi người, mọi giới và kéo dài qua nhiều
ngày. Việt Nam trước đây
vốn là một xứ trọng nông, người dân quanh năm khổ
nhọc với công việc
đồng áng, chỉ được thư thả, nhàn rỗi vào
mùa xuân. Vào dịp này khắp nơi
đều có mở hội mừng Xuân, hội chợ Tết. Tùy theo điều
kiện khí hậu và tập
quán từng địa phương, nơi này mở hội vào
tháng Giêng, nơi khác vào
tháng Hai hay tháng Ba:
Tháng Giêng ăn Tết ở nhà,
Tháng Hai cờ bạc, tháng Ba hội hè. (Ca dao)
Nhưng tựu trung dù bất cứ ở địa phương nào, ba
ngày đầu năm vẫn là ba ngày TẾT chính thức:
Mồng Một ăn Tết nhà cha,
Mồng Hai nhà vợ, mồng Ba nhà thầy. (Ca dao)
Nhiều nơi việc vui xuân thường chỉ diễn ra trong vòng
tháng Giêng:
Tháng Giêng là tháng ăn chơi,
Tháng Hai trồng đậu, trồng khoai, trồng cà... (Ca dao)
Trên khắp mọi miền đất nước, những thú vui xuân thật
không thể nào kể
hết, được gọi chung là bách hí: múa
lân, đốt pháo, đua thuyền, hát
đối... và đặc biệt một thú vui rất phổ thông
không thể thiếu, đó là
chơi cờ bạc. Gặp nhau vào ngày đầu xuân, sau lời
chúc tụng, người ta
thường hỏi nhau “đã thử thời vận chưa?”, “đã khai
xuân chưa?”. Thử thời
vận hay khai xuân đều có hàm ý là
bói xem sự may rủi trong năm qua canh
bạc. Người ta tin rằng việc được thua, hên xui qua canh bạc đầu
xuân là
điềm báo hiệu về công việc làm ăn trong suốt cả
năm. ỞÛ trong nhàø cùng
với bà con và bạn bè, người ta chơi tứ sắc,
bài xẹp, bài tới, tam cúc,
tổ tôm..., về sau có thêm những trò chơi
bài tây như xì phé, xì lát,
xập xám, cạc-tê v.v... Ở những nơi công cộng
thì có những môn xóc đĩa,
bài vụ, nhứt lục, bài chòi, lô-tô,
tài xỉu... Đặc biệt có môn chơi “đổ
xăm hường”, lúc ban đầu bắt nguồn từ cố đô Huế, về sau lan
rộng ra
nhiều nơi khác. Bài bạc tuy là để mua vui,
tiêu khiển nhưng có nhiều
môn ngoài chuyện hên xui may rủi còn
có thêm phần đấu trí cao thấp mà
đôi khi còn kèm theo cả mưu mẹo và thủ đoạn.
Chỉ riêng “đổ xăm hường”
là thú chơi thực sự lành mạnh, tao nhã,
thuần túy giải trí, không có
tính cách sát phạt; số người tham dự không
phải chỉ giới hạn ba hay bốn
tay như bài xẹp, tứ sắc; cũng không xô bồ quá
nhiều đến hàng chục người
như xóc đĩa, nhứt lục... mà có thể du di từ bốn
tới bảy hay nhiều khi
có thể tùy nghi thay đổi thêm bớt hơn thế nữa.
Đổ xăm hường,
thắng bại hoàn toàn dựa vào thời vận. Sáu
hột súc sắc gieo xuống chiếc
tô sành, kết quả do may rủi tự nhiên, người chơi
không thể chủ động
theo ý riêng của mình như ở nhiều môn chơi
khác.
Thành phần bộ xăm hường
- Bộ hột: Có tất cả sáu (6) hột súc sắc hay
còn gọi là tào cáo có hình
khối vuông, cạnh dài khoảng 15mm, góc được gọt hơi
tròn để các hột dễ
lăn và khỏi kê gối lên nhau. Trên mỗi mặt hột
có những chấm lõm tròn
được sơn màu theo thứ tự nhứt, nhì, tam, tứ, ngũ, lục
(tức 1, 2, 3, 4,
5, 6). Hai mặt nhứt (1) và tứ (4) sơn màu đỏ, các
mặt khác màu xanh hay
đen.
- Bộ thẻ: Gồm sáu (6) loại thẻ khác nhau về kích
thước,
có giá trị đơn vị từ 1 điểm cho thẻ nhất hường đến 32
điểm cho thẻ
trạng anh, dựa theo thang học vị của Trường Thi ngày xưa. Tổng
giá trị
mỗi loại trong bộ thẻ là 32 điểm . Tổng số điểm của toàn
bộ xăm hường
là 192 điểm (32x6=192). Các thẻ làm bằng tre, gỗ,
xương hay ngà .
1). Nhất hường là loại thẻ nhỏ nhất có giá trị 1
điểm, có một nốt chấm
sơn màu đỏ ở giữa, mang học vị Tú Tài, gồm tất cả
32 thẻ.
2). Nhị hường có giá trị 2 điểm, có hai nốt chấm
sơn đỏ, học vị cử nhân, gồm 16 thẻ.
3). Tứ tự có giá trị 4 điểm, trên mặt thẻ có
ghi số 4, học vị Tiến sĩ, gồm 8 thẻ.
4). Tam hường giá trị 8 điểm, mặt thẻ ghi số 8, học vị
Hoàng Giáp, gồm 4 thẻ.
5). Trạng em giá trị 16 điểm, ghi số 16, học vị Bảng nhãn
hay Thám Hoa, 2 thẻ.
6). Trạng anh giá trị 32 điểm, mặt thẻ ghi số 32, học vị Trạng
nguyên, chỉ một thẻ.
Trên các thẻ trạng có khắc hay vẽ đầu một vị khoa
bảng đội mũ cánh chuồn, có mang râu.
Bộ Xăm Hường ở những gia đình bình dân được lưu giữ
giản dị trong một
chiếc hộp; ở những gia đình trưởng giả, quyền quí
thì được sắp xếp trên
một giá gỗ theo ngôi thứ học vị (cho ba thẻ trạng)
và trong một chiếc
ống bằng gỗ hay tre được sơn màu như ống xăm nơi các đền,
chùa (cho các
loại thẻ khác), được trưng bày như một loại đồ trang
trí.
Các nguyên tắc của môn xăm hường
Nhân số: Số người tham dự cuộc chơi “đổ xăm hường” được du di từ
bốn
tới bảy nhưng lý tưởng nhất là sáu. Tuy
nhiên, khi thấy hứng thú thì dù
chỉ hai người hay khi số người có mặt đông mà muốn
cùng chung vui, thì
dù tới tám, cuộc chơi vẫn có thể thực hiện được.
Người chơi nắm gọn sáu
hột súc sắc trong lòng bàn tay, gieo xuống một
chiếc bát sành có đáy
rộng để hột khỏi kênh chồng lên nhau, rồi tính điểm
theo kết quả trên
sáu mặt hột.
Cách tính điểm:
- Tính điểm theo mặt tứ:
Mặt tứ còn gọi là mặt hường vì bốn nốt sơn
trên mặt này màu hường hay
hồng. Nốt sơn trên mặt nhất cũng màu hồng nhưng
không được gọi là
hường. Điểm được tính theo số mặt tứ hiện ra trên 6 mặt
hột, nếu có:
- 1 mặt tứ gọi là nhất hường, nhận một thẻ Nhất hường,
tính 1 điểm.
- 2 mặt tứ gọi là nhị hường được thẻ Nhị hường, tính 2
điểm.
- 3 mặt tứ gọi là tam hường được thẻ Tam hường, tính 8
điểm.
- 4 mặt tứ gọi là tứ hường được thẻ Trạng anh, 32 điểm.
- 5 mặt tứ gọi là ngũ hường được luôn cả thẻ trạng anh
và 2 thẻ trạng
em, tính 64 điểm. Vì đoạt hết cả ba trạng nên người
ta thường nói là
ngũ hường đoạt tam khôi.
- 6 mặt tứ gọi là lục phú hường,
được quyền thu tóm tất cả sáu loại thẻ từ nhất hường đến
trạng anh
nghĩa là được toàn bộ tổng số 192 điểm. Những người
khác phải chịu thua
gấp hai lần số điểm mình bắt buộc cần phải có tính
theo số người tham
dự. Ví dụ nếu có 6 người chơi thì mỗi người phải
thua 64 điểm (32 x 2 =
64).
- Trường hợp đặc biệt 1: chỉ có hai mặt tứ nhưng bốn
mặt còn lại là hai ngũ và hai lục gọi là
“hạ mã”, được một thẻ trạng em
16 điểm.
- Trường hợp đặc biệt 2: chỉ có ba mặt tứ nhưng ba
mặt còn lại đều giống nhau (cùng là nhất, nhị,
tam, ngũ hay lục) gọi là
Phân song tam hường, được một thẻ trạng em và một thẻ tam
hường, tổng
cộng 24 điểm.
Tính điểm theo các mặt khác (nhất, nhì,
tam, ngũ và lục):
- 4 mặt giống nhau gọi là Tứ tự, được thẻ Tứ tự, tính 4
điểm.
- 4 mặt giống nhau và 1 mặt tứ gọi là Tứ tự nhất hường,
được 1 thẻ tứ tự và 1 thẻ nhất hường, cộng 5 điểm.
- 4 mặt giống nhau và 2 mặt tứ gọi là tứ tự nhị hường,
được 1 thẻ tứ tự và 1 thẻ nhị hường, cộng 6 điểm.
- 4 mặt giống nhau mà hai mặt kia cộng lại bằng mặt giống nhau
đó thì
gọi là Tứ Tự Cáp, được thẻ trạng em 16 điểm; ví dụ
tứ tự nhì tức 4 mặt
giống nhau là nhì, mà 2 mặt kia đều là nhất
cộng lại bằng nhì thì gọi
là tứ tự nhì cáp; một ví dụ nữa: tứ tự ngũ
tức 4 mặt ngũ mà hai mặt kia
là 1 và 4 hoặc 2 và 3 đều cộng lại bằng 5
thì gọi là tứ tự ngũ cáp.
Trường hợp tứ tự nhất tức 4 mặt giống nhau là mặt nhất,
thì hai mặt còn
lại cộng chung không thể nào bằng 1 được nên người
ta chấp nhận cho mặt
6 và mặt 5, cộng chung bằng 11 là tứ tự nhất cáp.
- Hai cặp
gồm ba mặt giống nhau (như 3 nhất và 3 tam chẳng hạn) gọi
là phân song,
được thẻ trạng em 16 điểm. Khi một trong hai cặp đó là 3
tứ thì gọi là
Phân song tam hường (đã được nói ở đoạn
trên).
- Ba cặp mặt
giống nhau liên tiếp: 2 nhất 2 nhì và 2 tam gọi
là Thượng mã, 2 tứ 2
ngũ 2 lục gọi là Hạ Mã (đã nói ở đoạn
trên) thì được thẻ trạng em 16
điểm. Nếu ba cặp liên tiếp là 2 nhì, 2 tam 2 tứ hay
2 tam 2 tứ 2 ngũ
thì chỉ tính như nhị hường, chỉ được thẻ nhị hường 2 điểm
mà thôi.
- Năm mặt giống nhau gọi là ngũ tử được thẻ Trạng anh 32 điểm.
- Sáu mặt giống nhau gọi là Lục phú, được thu
tóm tất cả sáu loại thẻ
từ nhất hường tới trạng anh, những người khác trở thành
tay trắng, phải
chịu thua toàn bộ số điểm phần mình phải có.
Trường hợp đặc biệt khi 6
mặt giống nhau là tứ thì gọi là Lục phú
hường, phần thắng tăng lên gấp
hai lần những thứ lục phú khác (như đã được
nói ở phần trên).
- Sáu mặt đều khác nhau: nhất, nhì, tam, tứ, ngũ,
lục gọi là suốt, được lấy thẻ trạng em, 16 điểm.
Thẻ thay thế
Mới bắt đầu vào ván chơi, hễ ai đổ được loại thẻ
nào thì lấy thẻ đó.
Sau một hồi, vài loại thẻ lớn đã bị hết không
còn nữa, người ta dùng
những thẻ kế tiếp nhỏ hơn để thay thế, giá trị góp lại
tính bằng điểm
của thẻ đổ được. Ví dụ đổ được trạng em 16 điểm nhưng thẻ trạng
em
không còn, người ta nhận thay bằng 2 thẻ tam hường hay1
thẻ tam hường
và 2 thẻ tứ tự... nếu các thẻ tam hường hay tứ tự cũng
không còn đủ thì
tiếp tục thay thế bằng các thẻ loại nhỏ hơn như nhị hường
và nhất
hường.
Tuổi trạng
Mỗi lần đổ được trạng, giá trị cao thấp của trạng được định theo
số tuổi.
Tuổi trạng được tính dựa vào tổng số 2 mặt thứ 5
và 6 còn lại của trạng
tứ hường hay vào mặt thứ 6 còn lại của trạng ngũ tử
và của trạng ngũ
hường đoạt tam khôi.
- Tuổi trạng tứ hường là tổng số chấm
sơn trên 2 mặt còn lại, ví dụ 2 mặt nhứt là
2 tuổi, 2 mặt lục là 12
tuổi. Giá trị từ cao xuống thấp gồm:
1). Hai mặt nhì: Cáp chính.
2). Một mặt nhứt và một mặt tam: Cáp xiên.
3). Hai mặt lục: 12 tuổi.
4). Một lục, 1 ngũ: 11 tuổi.
5). Hai ngũ: 10 tuổi.
Cứ tiếp tục như thế đến tuổi thấp nhất là 2 tuổi, ngoại trừ 4
tuổi tức
là cáp chính hay cáp xiên được xem
như cao hơn cả 12 tuổi và cáp chính
cao hơn cáp xiên.
- Tuổi trạng ngũ tử tính dựa theo số chấm sơn trên mặt thứ
6 còn lại. Giá trị từ cao xuống thấp gồm:
1). Mặt tứ: Ngũ tử đại ấn.
2). Mặt lục: Sáu tuổi.
3). Mặt ngũ: năm tuổi.
Cứ tiếp tục như thế đến thấp nhất là mặt nhất (1 tuổi), ngoại
trừ mặt tứ tức Ngũ tử đại ấn là cao nhất, trên cả 6 tuổi.
- Tuổi trạng Ngũ hường tính từ cao nhất 6 tuổi xuống thấp nhất 1
tuổi,
không có trạng ngũ hường 4 tuổi vì ngũ hường 4 tuổi
chính là lục phú
hường.
Đoạt trạng
Còn gọi là giật trạng hay cướp trạng.
Khi cùng trong một ván chơi mà trạng được đổ ra
nhiều lần, sẽ có chuyện
đoạt trạng rất hào hứng, vui nhộn. Việc đoạt trạng được qui định
theo
tuổi trạng cao thấp. Ngoài lục phú (được thu tóm
toàn bộ các thẻ) hay
lục phú hường (có giá trị gấp đôi lục
phú thường) khiến ván chơi được
kết thúc ngay, thì, nếu trong cùng một ván,
người đổ ra trạng trước có
tuổi thấp sẽ bị người đổ ra trạng sau có tuổi cao hơn “cướp
trạng”.
Trạng tứ hường chỉ được đoạt của loại tứ hường, trạng ngũ tử đoạt của
loại ngũ tử. Trạng ngũ hường đoạt của loại ngũ hường và cố
nhiên đoạt
của tất cả các loại tứ hường và ngũ tử. Thứ tự cao thấp
của các loại
trạng đã được trình bày theo tuổi trạng ở phần
trên.
Người
đổ ra trạng sau nếu tuổi trạng thấp hơn của người đổ ra trước, sẽ
không
cướp được trạng nhưng lại được nhận một số thẻ mà tổng số điểm
tương
đương với 32 (nếu là tứ hường hay ngũ tử) hoặc tương đương với
64 (nếu
là ngũ hường), chọn lấy trong số thẻ còn lại bắt đầu từ
thẻ lớn nhất
trở xuống; hoặc nhận tất cả số thẻ còn lại nếu giá trị
tổng số điểm của
những thẻ này ít hơn số điểm mình được hưởng.
Trường hợp này có lợi hơn
cướp trạng của người trước vì mỗi khi không giữ trạng
trong tay thì sẽ
không bị ai cướp của mình ngoài trường hợp
có người đổ ra lục phú;
nhưng lại bất lợi trong trường hợp chơi bảy tay hay tám tay
“bán trạng”
sẽ nói ở phần sau.
Đấu thẻ
Khi đang cùng một ván, các
thẻ nhỏ đã hết sạch, chỉ còn lại thẻ cao điểm nhất
là trạng anh mà chờ
lâu quá chưa ai đổ ra được, để bớt buồn tẻ sốt ruột, cần
gây không khí
sôi động hào hứng, người ta bày ra trò đấu
thẻ. Những người tham dự
cuộc đấu, cùng góp một số thẻ ngang nhau, ai đổ ra nhiều
mặt hường nhất
sẽ được thắng. Khi có hai người đổ được cùng số hường
ngang nhau thì
cuộc đấu xem như hòa và cứ tiếp tục cho tới mức ăn thua
hoặc nhiều khi
còn góp dồn thêm một số thẻ khác nữa gọi
là “châm thêm”.
Phạt điểm
Trường hợp 1:
- Người chiếm được trạng anh ở ván trước sẽ đổ đầu tiên mở
màn cho ván
kế tiếp. Nhưng, nếu rủi ro lần đổ khai màn đó không
có mặt hường nào cả
thì sẽ bị phạt một điểm bằng một thẻ nhất hường. Lần thứ
nhì, thứ ba...
nếu cứ tiếp tục không có mặt hường cũng sẽ bị phạt cho đến
khi nào đổ
ra được mặt hường mới thôi.
Trường hợp 2:
- Khi trạng
anh “chưa đi” nghĩa là chưa có ai đổ được, nếu có
ai vô ý lúc gieo hột
để rơi ra ngoài bát sành, thì cứ mỗi hột bị
rơi ra ngoài là bị phạt một
điểm bằng một thẻ nhất hường. Những thẻ phạt này sẽ được sung
làm hầu
cận cho thẻ trạng anh và thay vì 32, điểm của trạng anh
sẽ tăng lên
thành 33, 34 hay 35..., rồi sau đó ai đổ ra trạng sẽ được
lấy tất cả.
Kết toán được thua
Khi tất cả các thẻ đã vào tay người chơi, giữa
làng không còn thẻ nào
hết, thì ván chơi coi như kết thúc. Mọi người bắt
đầu đếm kiểm số điểm
của mình, người có thừa sẽ bán bớt, kẻ còn
thiếu phải mua thêm, sao cho
ai ai cũng phải có đủ số điểm qui định.
Tùy vào số người tham dự, số điểm qui định cần có
đủ như sau:
- Hai người: mỗi người phải có 96 điểm, tương đương “ba trạng”.
- Ba người: mỗi người 64 điểm hay “hai trạng”.
- Bốn người: mỗi người 48 điểm hay “một trạng rưỡi”.
- Năm người: mỗi người 38 điểm (tổng cộng năm người: 38 x 5 = 190 điểm)
còn thừa 2 điểm (192-190 = 2) không thuộc về ai hết
nên người ta giảm
bớt 2 thẻ nhất hường trong cuộc chơi này.
- Sáu người: mỗi người 32 điểm hay “một trạng”.
- Bảy người: mỗi người 32 điểm trừ người chiếm được trạng thì
không cần
phải có điểm nào cả. Trường hợp này gọi là
“bảy tay bán trạng”.
- Tám người: mỗi người 32 điểm trừ người giữ được trạng
không cần có
điểm nào mà còn có quyền bán
thêm 32 điểm cho những ai còn thiếu gọi là
“bán trạng hai lần”.
Được, thua nhiều hay ít tùy thuộc vào
sự giao ước về giá trị mỗi điểm: 1 xu, 5 xu, 10 xu, 25 xu v.v...
và tùy
theo thời vận đỏ hay đen. Một ván xăm hường đôi khi
kéo dài suốt 1 hay
2 giờ mà mức ăn thua chỉ chừng vài đồng bạc. Các
cụ ông, cụ bà lúc khỏe
thì ngồi ngay ngắn, khi mỏi mệt có thể nghiêng
mình thoải mái tựa lên
một chiếc gối giữa không khí thân tình của
con cháu trong gia đình, bên
bà con, cùng bạn hữu...
Hòa với tiếng khánh leng keng trong
gió trên đầu ngọn cây nêu dựng bên
ngoài cổng hay với tiếng pháo đì
đùng từ nhà hàng xóm vọng sang, quyện theo
khói trầm hương nghi ngút
trên bàn thờ tổ tiên, tiếng vang rộn rã của
các hột súc sắc khi được
gieo vào lòng chiếc bát sành cùng
với tiếng reo hò vui nhộn mỗi khi có
ai đổ ra trạng, nhất là khi có người cướp đoạt trạng của
kẻ khác, tạo
nên một khung cảnh chan hòa ấm cúng thân
thương, làm cho không khí
những ngày đầu xuân càng thêm thơ mộng.
Đổ Xăm Hường còn có
người gọi là Đổ Tam Hường, Đổ Xem Hường hay Đổ Xâm Hường.
Trong bốn
nhóm chữ đó thì Đổ Xăm Hường đạt được ý
nghĩa chính xác nhất. Xăm có
nghĩa là quẻ để bói thời vận (ống xăm, thẻ xăm, xin
xăm...), Đổ Xăm
Hường là môn chơi bói quẻ theo mặt hường để
đoán trước thời vận trong
năm. Còn Tam Hường chỉ là tên của một trong
sáu loại thẻ của toàn bộ,
không có ý nghĩa bao quát. Xem Hường lại
còn cạn nghĩa hơn. Xâm Hường
thì càng tối nghĩa hơn nữa.
Ngày nay khi Tết đến xuân về nơi
quê người đất khách, trong cảnh sống tha hương, những
thành viên cùng
chung một gia đình gồm nhiều thế hệ: ông bà, cha
mẹ, con cháu... hay
những bạn bè thân thiết, nếu quay quần được bên nhau
quanh bộ xăm
hường, trước để mua vui sau để thử thời vận, thì cũng là
một chuyện
hay: vừa cho bản thân có được chút khuây
nguôi về nỗi sầu xa xứ, vừa ôn
nhớ lại được những kỷ niệm đẹp của thuở nào xa xưa nơi quê
hương yêu
dấu:
Ngày Tết quê hương một thuở nào,
Mộng tràn tuổi ngọc lắm trăng sao.
Bàn tay em đẹp khi gieo hột,
Hương vị đầu xuân bỗng ngọt ngào.(Thơ Hồ văn Mẫn)