Những
Tài Hoa
Bộc Phát
Vernon Loeb
Chuyển Dịch: Nguyễn Phượng
Hoàng
LTS:
Sau đây là bài dịch Những Tài Hoa
Bộc Phát - Bursts of Brilliance - đăng trên tờ The
Washington Post Magazine, số ngày
15 tháng 12.
Hàng
loạt khám phá bởi
những kỹ sư và lính Không Quân chưa bao giờ
nghe
tên đã đưa nước Mỹ đến tột đỉnh
về sức mạnh quân sự hiện đại.
Bẩy
chục dặm về hướng
nam Hà Nội, cầu Thanh Hóa chạy dài qua Sông
Mã một cách
ngạo nghễ. Những người Miền Bắc
Việt Nam có lý khá hay khi gọi nó là
Hàm Rồng. Hàng nhiều năm,
những
chiếc phản lực cơ của Mỹ đã bay 869 phi
vụ bỏ bom chiếc cầu, rớt mất 11 chiếc
máy bay. Sau mỗi phi vụ, khi khói đã tan,
và chiếc
cầu vẫn đứng vững, như một công trình
nhắc nhở việc vô hiệu quả của những
cuộc bỏ bom trên không. Bẩy năm vô hiệu quả.
Một
buổi sáng của tháng
5 năm 1972, những chiếc phản lực cơ lại
trở lại: những chiếc F-4 Phantom đua nhau trên
bầu trời. Bên dưới những cặp cánh ngắn
và dầy đó: một cuộc thử nghiệm, một
loại bom mới được chế tạo tại Căn
Cứ Không Quân Elgin ở vùng cán cầm
(panhandle) của
tiểu bang Florida, đã được thiết bị để
theo một luồng ánh sáng laser loé lên từ
phía bên trên.
Từng
chiếc một,
những chiếc phản lực lăn xả vào để
thả bom. Những trái bom này đã được khóa
cứng vào luồng laser rọi trên mục tiêu và
đánh
trúng thật chính xác, chiếc cầu bọc trong biển
lửa. Lần này, khi khói đã tan, các phi
công thấy
chiếc cầu đã bị đánh văng khỏi cột
trụ cầu cao 40 bộ. Cầu Thanh Hóa đã sụp. Bom
tinh khôn đã đánh dấu của nó. Chiến tranh sẽ
không bao giờ giống như cũ.
Nếu
Tổng Thống Bush ra
lệnh đánh Iraq trong những tuần, những tháng
sắp tới, chỉ trong vòng vài tiếng hệ thống
phòng không của Iraq sẽ hầu như chắc chắn
bị phá tan trong một khoảng cách thật gần
từ những chiếc máy bay vô hình (stealth aircraft)
mà quân
Iraq không thể thấy, và từ khoảng cách xa bởi
những phi đạn vô hình mà họ không thể cản
được.
Tràng mở đầu sẽ là việc chưa từng
xẩy ra, nếu không phải vì khoảng thời gian thì
vì
sự tàn khốc, khi những trái bom điều khiển
bởi các dụng cụ điện tử tinh xảo, liên
lạc thẳng tới các vệ tinh, đánh đồng
loạt và chính xác vào hàng trăm
các mục tiêu khắp nước,
từ dinh tổng thống ở Tikrit tới những đoàn
quân ở chiến trường gần Basra.
Những
chiếc máy bay không người
lái (drone) sẽ bay vòng vòng trên các
chiến trường
gửi liên tục những tín hiệu thám thính tới
các
vị tư lệnh dưới mặt đất - qua
những hình ảnh trực tiếp, radar và tia hồng
ngoại tuyến - và tới các phi công trên
không, giúp họ
theo dõi và tiêu hủy những mục tiêu di động
chỉ vài phút sau khi chúng xuất hiện từ chỗ
trú
ẩn. Bom phá hầm trú sẽ xuyên thủng những nơi
bảo vệ kỹ lưỡng nhất của quân Iraq, đâm
xuyên sâu tới 100 bộ dưới mặt đất, đâm
sầm qua bờ xi măng cốt sắt, nổ tung chính
xác ở độ sâu đã được dự trù.
Không
một quốc gia nào khác
theo gần được sức mạnh quân sự
mới này của quân đội Mỹ. Không kể từ năm
1945, khi Hoa Kỳ có một thời gian ngắn ngủi độc
tôn về vũ khí hạt nhân, chưa bao giờ có một
khoảng cách sức mạnh như vậy giữa Hoa
Kỳ các các quốc gia khác trên thế giới.
Bằng
các nào chúng ta đã đạt
được vị thế này? Không có một chương
trình nào giống như Chương Trình Manhattan, khi
những người tên tuổi nhất đã tụ
lại để dồn tất cả nỗ lực, cùng
lúc với sự hỗ trợ đồng nhất và
mạnh mẽ của toàn thể chính phủ. Thay vào
đó,
đơn độc, thường là không được
ca ngợi, những cá nhân có đôi giây
phút sung sướng
khi tìm ra điều mới lạ, đã nối những điểm
nổi bật của nền kỹ thuật theo cách
bất viễn kiến và đã thay đổi cả
thế giới. Mất hàng nhiều năm, với
những chứng minh gây ấn tượng sâu sắc gia tăng
trên các chiến trường, trước khi những điều
gây cảm hứng này được công nhận - một đường
lối đánh nhau mới mà làm thay đổi lối tính
toán trong chiến tranh và hòa bình theo
những phương cách
chưa hề xẩy ra trước đây, và hãy còn chưa
chắc chắn lắm.
Vào
một ngày êm dịu của
mùa thu năm 1964, Ðại Tá Không Quân Joe
Davis Jr. theo dõi từ
một văn phòng của một toà nhà lầu có
mái nhà
thấp ở Orlando khi các kỹ sư của hãng Martin
Marietta, một hãng thầu quốc phòng, biểu thị
một vật được gọi là hộp laser.
Hộp laser nhìn giống như hai hộp xì gà đặt
trên một cái chống 3 chân. Những người kỹ sư
rọi cái món đồ chơi điện tử này trên
một tấm ván ép đang bị kéo đi theo một con đường
dốc cao cách đó khoảng 2000 bộ.
Cái
hộp laser này hoàn toàn
lấy ra từ Buck Rogers (Tên chính của nhân vật trong
một cuốn phim giả tưởng - NPH), thuộc
phạm vi của Davis. Ông ta cầm đầu một đơn
vị Không Quân tìm kiếm những kỹ thuật mới
cho trận chiến ở Việt Nam. Cái hộp laser được
khai triển bởi một nhà khoa học của Lục
Quân, một người có viễn tượng là một
ngày nào đó nó sẽ giúp
hướng
dẫn những phi đạn chống chiến xa. Nhưng
ông Davis là một phi công, một phi công xuất
sắc
với nhiều huân chương của Ðệ Nhị
Thế Chiến và Chiến Tranh Ðại Hàn, và khi
ông ta theo
dõi điểm laser bám dính tâm điểm những mục
tiêu di động cách xa đó, đột nhiên nảy ra
sáng
kiến.
"Boy,"
(một chữ
diễn tả sự ta thán - NPH), ông ta nói,
"Chúng ta
phải dùng cái hộp laser này để hướng
dẫn những trái bom của mình."
Chẳng
mấy chốc sau, ông
ta trèo vào ghế sau của một chiếc phi cơ
huấn luyện bay trở về căn cứ Elgin,
một căn cứ lớn bằng khoảng 2/3 tiểu
bang Rhode Island, với một khoảng không gian đủ
cho một đoàn sĩ quan Không Quân và các
nhà khoa học
về bom thí nghiệm hầu như bất cứ vật
gì được thả ra từ máy bay.
Với
một cái máy quay phim
trên tay, ông Davis hướng dẫn người phi công bay
tới một cái đập nước và bay vòng vòng
trên đó.
Nếu cái máy quay phim đó là hộp laser,
ông ta có thể
giữ nó yên một chỗ trên một chiếc máy bay di
động
để luồng laser bám giữ mục tiêu không?
"Khi
chúng tôi trở về, tôi đưa
cho phòng rửa phim cuộn phim,"
ông Davis nhớ
lại, "và
trời ơi, cái dấu chữ thập nhỏ như
sợi tóc ở ngay trên cái đập nước đó."
Ông
Davis biết là mình đang
trên đường tiến đến một cái gì đây.
Vài
tháng sau đó, một người
trong ban điều hành của hãng Texas Instruments tên
Glenn E.
Penisten có mặt tại căn cứ Elgin, với hy
vọng bán cho Không Quân một vài kỹ thuật.
Ông Penisten
nói rằng ông ta có một phi đạn địa không
(ground to air missle) có thể được thiết bị để
theo một luồng laser. Ông Davis mời ông Penisten và
nhóm TI
của ông ta ăn tối tại một nhà nhà sang trọng
chuyên bán đồ biển và bí tết ở Fort Walton
Beach.
Qua những đợt sóng và lớp đất cỏ, ông
thẳng thắn với họ. Ông nói: "Tôi
có vấn
đề với việc thả bom".
Máy
bay Mỹ thả cả hàng tấn bom, nhưng lại không
trúng mục tiêu. Có thể có một hộp laser
hướng
dẫn bom thả từ máy bay không? Sau vài ly rượu,
ông
Penisten nhớ lại, họ bắt đầu họa
chiếc hộp laser đầu tiên hướng dẫn bom trên
một tờ giấy lau miệng.
Không
bao lâu sau buổi nói
chuyện trong bữa ăn đó, nhóm T.I quay trở lại
để bàn bạc sâu rộng hơn. Kỹ Sư Weldon
Word và nhiều người bạn đồng nghiệp
giải thích với ông Davis những gì họ nghĩ trong
đầu:
một dụng cụ có thể gắn vào những trái bom
thường nặng khoảng 500 tới 2000 cân Anh gồm
có một cảm cụ (sensor - dùng để đo nhận
tín hiệu) laser trên mũi trái bom và
trên bộ giữ thăng
bằng của máy bay (fin) ngay đuôi bom. Cảm cụ này
sẽ có khả năng tìm kiếm luồng ánh sáng phản
chiếu của laser trên một mục tiêu.
Tầm
phạm vi quan sát
của cảm cụ được chia làm bốn góc độ
- bất cứ góc độ nào bị kích thích bởi tia
laser sẽ chuyển một tín hiệu tới bộ cân
bằng ở sau đuôi của trái bom, khiến chúng di
chuyển lên hay xuống. Kết quả sự thay đổi
phương hướng của trái bom sẽ đẩy
luồng laser vào trong một góc độ khác của
cảm cụ, gây ra một sự chuyển động khác
từ bộ cân bằng ở đuôi trái bom. Kết
quả tổng hợp là bất cứ khi nào trái bom đi
lạc ra khỏi mục tiêu, bộ cân bằng ở đuôi
bom sẽ hoạt động để giữ trái bom đi
đúng hướng.
Ông
Davis lắng nghe một cách
cẩn trọng. Lúc đó là trưa thứ Sáu.
Ông nói
với họ là nếu sáng thứ Hai họ có thể đưa
ra một bản kế hoạch đề xuất và dưới
$100,000.00, "Tôi
sẽ tài trợ cho các ông".
Nghe
như thế, ông Word và nhóm
kỹ sư T.I bay trở về lại Dallas, làm việc
nguyên cả cuối tuần và quay trở lại sáng
thứ Hai với 12 trang giấy, một bản kế
hoạch đề xuất viết tay kiến tạo 12
hộp laser hướng dẫn bom trong vòng 6 tháng với giá
$99,000.00. Ông Davis xem bản kế hoạch đề
xuất xong, nói với ông Word và người bạn đồng
nghiệp của ông Word trở lại sau giờ ăn trưa.
Ông
Word và người bạn đồng
nghiệp không biết phải kỳ vọng vào cái gì. "Trong
đó,
98 phần trăm là nước bọt, và 2 phần trăm
là thật",
theo lời kể của ông
Word, 71 tuổi, giờ đã về hưu và đang
sống ở Tyler, Texas. Họ đã kiệt sức và rã
rời vì làm việc. Họ mua 6 lon bia và nằm ngủ
trên
bãi biển ngoài căn cứ.
Họ
cần nghỉ ngơi.
Thay vì cho họ toàn bộ hợp đồng, các xếp
của ông Davis về văn phòng Nghiên Cứu và
Phát
Triển của Căn Cứ Không Quân Wright Patterson ở
Ohio đã đưa vào một nhà thầu quốc phòng
khác
nữa, hãng North American Aviation, và tạo một cuộc ganh
đua. Tuy nhiên đó mới chỉ là một phần
của vấn đề. Ông Word và hãng của mình
không có
một tý kinh nghiệm gì về laser, và chỉ có
một ý tưởng
lờ mờ về cách kiến tạo một cảm
cụ laser. Thêm vào đó, họ không cả biết bộ
cân bằng ở đuôi trong bản kế hoạch đề
xuất của họ, được lấy từ phi đạn
Shrike của hãng T.I, có thể điều khiển và
cân
bằng một vật nặng như là trái bom 2000 cân Anh hay
không.
Thiếu
tiền để
thử thí nghiệm trong hầm gió, họ kiến tạo
những trái bom kiểu mẫu nhỏ 10 phân Anh có gắn
bộ cân bằng và thả chúng xuống một cái hồ
bơi
sau nhà, chăm chú ghi chép khi chúng
chìm.
Không
một ai, chỉ một
mình ông Davis có nhiều tin tưởng vào
sáng kiến này. Ông
Penister còn nhớ chính ông xếp của ông ta
đánh cá
với ông một thùng rượu Jack Daniel's rằng bom định
hướng bởi tia laser sẽ không bao giờ thành công.
Tuy thế chỉ trong một khoảng thời gian
ngắn, nó đã được gắn tất cả
với nhau thành 1 dụng cụ với giá ít hơn $2000.00
đô
một cái. Họ chỉ cần một trái bom thật để
gắn nó lên. Ông Penisten đã gọi dây
nói cho ông Davis. Ông
Davis cho khiêng một quả bom không thuốc nổ vào
khoang
chở của chiếc máy bay C-47 và chở nó đến
Dallas. Ông Word hãy còn nhớ cái ngày
mà trái bom được
chở đến tổng hành dinh của hãng. "Thình
lình
mọi người rỉ tai truyền khắp cao ốc -
Có một trái bom ở chỗ rỡ hàng đàng sau!"
Ông
Davis bi giờ được
85 tuổi, một người đàn ông thấp, bệ
vệ với một mái tóc bạc và một làn da sạm
nắng giống như da bò. Ông sống cách cổng
chính
của căn cứ Elgin khoảng 1 dặm rưỡi
với người vợ tên Ann. Ban ngày ông ta đánh
goft.
Ông chơi dưới 90 điểm. Ông hãy còn bay chiếc
máy bay Beechcraft một động cơ khoảng 40 tới
60 tiếng mỗi tháng. Và mỗi lần ông thấy một
chiếc F-15 đâm xuyên qua bầu khí quyển trên
căn
cứ, ông thầm ao ước mình là người đang
bay chiếc máy bay đó.
Ông
chưa bao giờ được
hưởng công nhiều hay tuyên dương cho mình là
người
tiên phong trong việc sáng chế bom hướng dẫn
bởi tia laser. Những người xếp lớn Không
Quân ở Wright Patterson, theo ông, "muốn giữ
tiếng tăm ở
trên đó, và tôi không muốn hơn thua với
họ".
Khi
ông về hưu, ông được trao huy chương
Legion of Merit cho sự đóng góp của mình về bom
tinh
khôn - một sự tuyên dương nhỏ bé hơn mà người
chỉ huy của ông đã đề nghị cho ông. Khi
chiến tranh vùng Vịnh Ba Tư chuyển biến năm
1991 và ông Davis thấy hoàn toàn việc canh
tân của mình, ông đã
kinh ngạc - và một chút sợ hãi.
"Ðây
là những điều mà ông phải
lo lắng - trái bom laser đó rơi xuống và gây
tử
vong cho một hay hai gia đình, và tên đó
biết ai là người
sáng chế ra laser bom, 'Ô, hắn đi xuống Florida,' "
ông
Davis nói, "Hắn
xuống đây kiếm tôi, và để một viên xuyên
qua đầu
tôi."
Vì
thế ông Davis giữ im
lặng trong suốt những năm vừa qua, ngay cho dù sự
thật là những cuộc không tập chuẩn đích - đã
khiến cuộc chiến lẹ hơn và giới hạn
những tổn thất thương vong thường dân -
mà người ta có thể cho rằng đã cứu hàng
ngàn
sinh mạng thường dân và lính tráng.
Khi
cuộc thử nghiệm
bắt đầu năm 1966, chiếc mẫu đầu
tiên của T.I rớt xa mục tiêu 148 bộ (feet) . Trái
thứ hai cách xa 78 bộ, gấp đôi 30 bộ chính
xác mà
hãng T.I đã cam kết. Cuối cùng thì
có một vài điều
sai trong cảm cụ, bộ cân bằng, và hệ thống điện
tử. Sau khi tất cả được hoàn chỉnh,
mức độ chính xác của bom được cải
tiến kinh khủng. Lần thả thứ năm, nó rơi
cách mục tiêu 12 bộ. Tới lần thứ sáu, nó
trật cách 10 bộ.
Hãng
cạnh tranh với T.I -
hãng North American - không cả được như thế.
Họ dùng hệ thống hướng dẫn phức
tạp hơn thế, nhưng bị thất bại hàng loạt
trong bốn lần ném bom đầu tiên. Và giá tiền
mắc hơn dụng cụ tương đối
đơn giản của hãng T.I đến nỗi hãng North
American không cả đủ tiền để làm tiếp
những chiếc kiểu mẫu.
Vào
tháng 5 năm 1967, hãng T.I
được hợp đồng $1.35 triệu đô
để kiến tạo thêm 50 bộ dụng cụ cho
những trái bom trong việc tiếp tục thử nghiệm.
Ngoài sự thành công về khoảng cách trong
những
cuộc thử nghiệm, chương trình được
thúc đẩy vì những tổn thất máy bay nặng
nề ở Việt Nam. Trong khi ông ta và những kỹ
sư khác làm việc để hoàn thiện trái bom,
ông Word
nhớ rằng ông thấy một bức hình của
chiếc Cầu Thanh Hóa đứng nguyên vẹn giữa
hàng trăm hố bom ở hai bên giòng sông.
Vào
mùa xuân năm 1968, ông Davis và
toán phi công bay thử nghiệm, và các kỹ sư
đã bay
từ Elgin tới Thái Lan để thử những trái bom
trong những trận chiến thật sự. Cuộc ném
bom lần đầu trên chiếc cầu Miền Bắc
Việt Nam hoàn toàn thất bại - những trái bom
hoàn toàn
trật mục tiêu.
Vào
thời đó, họ
cần có hai chiếc máy bay để thả một trái bom
laser định hướng. Một người sĩ quan
vũ khí ngồi đàng sau chiếc F-4 Phantom cầm tay
một chiếc laser để rọi mục tiêu, giống
như ông Davis đã cầm chiếc máy quay phim để rọi
đập nước. Và một chiếc Phantom thứ hai
thả trái bom laser định hướng theo
đường là là khiến các cảm cụ của nó
có
thể nhận được điểm laser. Một
cuộc tường trình tỉ mỉ của cả hai nhóm
phi công đã đưa đến điều xác quyết
là một nhóm đã rọi luồng laser trên chiếc
cầu, và nhóm kia đã nhắm thả trái bom
trên một
chiếc cầu khác cách đó 3000 bộ.
Khi
các viên phi công đã
đồng thuận trên mục tiêu, những trái bom bắt
đầu hoàn thành một cách ngoạn mục. Chúng
tạm
thời được dùng để phá những chiếc
cầu và những mục tiêu khác có giá trị
cao
trước khi Tổng Thống Lyndon Johnson ban hành sắc
quyết năm 1968 ném bom Miền Bắc Việt Nam. Sau
đó, chúng được dùng ở Lào để phá cầu
và các đường vào hang động trú ẩn.
Vào
khoảng thời gian sắc lệnh được bãi
bỏ năm 1972 và cầu Thanh Hóa đã bị sụp đổ,
cảm hứng của ông Davis đã chính thức trở
thành bom laser định hướng Paveway, với một
kiểu mới hơn và chính xác hơn vì đặc
biệt có cảm cụ tia laser được cải
tiến và bộ cân bằng sau đuôi được
bật ra. Trong khi đó, sự tiến bộ đã cho phép
một chiếc phản lực cơ làm cả hai việc
một lúc là rọi mục tiêu và thả bom.
Vào
lúc cuối của cuộc
chiến năm 1975, Hoa Kỳ đã thả hơn 28.000 trái
bom Pavewave ở Ðông Nam Á. Vũ khí laser định
hướng
dùng ít hơn 1% của tổng số 3,3 triệu trái bom
đã
thả xuống suốt cuộc chiến. Song le, chúng đã
chứng tỏ khả năng chính xác trên các chiến
trường
đến độ lạnh mình.
Công
chúng Hoa Kỳ, mệt
mỏi với cuộc chiến không ngưng nghỉ, để
ý một cách qua loa. Nhưng sự thành công của
những
quả bom laser định hướng và các kiểu trước
đó của những trái bom tinh khôn được hướng
dẫn bởi máy thu hình và cảm cụ qua tia hồng
ngoại đã gây một ấn tượng sâu đậm
trong giới quân sự Hoa Kỳ, để đề
xuất những chương trình hoàn thiện cả ba.
Theo
nhà sử học của
Không Quân Richard P. Hallion thì: "Nó
như là một cuộc cách mạng,
một cuộc phát triển sức mạnh trên không
giống như là máy phản lực."
o0o
William
J. Perry hiểu những
ẩn ý rõ như bất cứ người nào. Là một
cựu giáo sư đại học với văn bằng
tiến sĩ Toán, ông Perry trở thành thứ trưởng
Bộ Quốc Phòng lo về nghiên cứu và ngành kỹ
sư
- là nhân vật số 3 của Ngũ Giác Ðài -
năm 1977 vào
thời gian đầu nội các của ông Carter.
Sự
lạnh lẽo sâu đậm
của Chiến Tranh Lạnh, và
hàng rào duy nhất chống lại số vũ khí
thường
to tát nhiều lợi thế của Liên Bang Sô Viết là
khả năng nguyên tử của Mỹ. Ðiều này cho
thấy đã đưa một viễn tượng không an
tâm về Sô Viết, đẩy Tây Âu vào thế
mà Tây Phương
chỉ có 2 sự lựa chọn tồi tệ: Thua
trận hay chiến tranh nguyên tử.
Lúc
này ông Perry tưởng tượng
ra một sự lựa chọn thứ ba: Hoa Kỳ xây
cất một kỹ thuật siêu việt, đặc
biệt là ngành điện toán, để sáng tạo
một cuộc chiến tranh hoàn toàn mới với vũ
khí thường. Ông nhớ đã bàn thảo điều
này
với ông xếp của mình, Bộ Trưởng Quốc
Phòng Harold Brown, một nhà vật lý nguyên
tử, chỉ trong
vòng 6 tháng khi nhậm chức. Cùng với nhau, họ
quyết định lợi thế của Sô Viết
về vũ khí thường có thể được
chống lại bởi sự chính xác của đạn dược,
kỹ năng điện toán của Hoa Kỳ và một
kỹ thuật tối mật được mệnh danh
là "tàng hình (stealth)" đã có thể
biến máy bay Hoa
Kỳ hầu như trở nên vô hình với lực phòng
thủ không phận của Sô Viết.
Hãy
còn đau bởi vết thương
sau cuộc chiến Việt Nam, Ngũ Giác Ðài âm thầm
tái
vũ trang khi ông Perry tới nhậm chức. Ông Perry đã
tự chính mình nuôi dưỡng những thành phần kỹ
thuật cao, mặc dù có một sự chống đối
kịch liệt của một nhóm chỉ trích được
biết lúc đó qua tên "phong trào cải
cách quốc
phòng". Họ lý luận rằng Ngũ Giác Ðài
đã
bị ám ảnh với những vũ khí có kỹ thuật
cao, quá tốn kém, không cả biết có hoạt động
được hay không và, phần nhiều, vô hiệu
quả trên chiến trường.
Ông
Perry nhất định
không nhượng bộ - và ủy thác những số
tiền lớn lao vào một phần ngân sách mật để
chế tạo chiếc chiến đấu cơ tàng hình
(stealth fighter) F-117. "Tàng
Hình, đặc biệt, đã trên đường
tiến nhanh không thể tưởng,"
ông
Perry thuật lại, giờ đã 75 tuổi, một người
đàn ông gầy gầy, với mái tóc bạc và
mỏng.
Ông ta với một sự thoả mãn rõ ràng cho biết
chiếc máy bay tối mật được chế
chỉ trong vòng 4 năm.
Cả
hai chiếc F-117 và
chiếc tàng hình B-2 thả bom, chiếc này cũng bắt
đầu
dưới thời ông Perry, có dạng hình chế tạo
giống như chiếc boomerang đã làm lệch hướng
và phân tán những làn sóng radar,
thay vì phản chiếu
lại tới máy phát sóng của chúng nó.
Chiếc máy bay được
cấu tạo bởi chất liệu giống như than
hút giữ làn sóng radar và làm giảm
"diện tích
radar" - là khoảng phạm vi mà chiếc máy bay
có thể
thấy trên màn ảnh radar - tới độ nhỏ như
của một con chim.
Thế
giới không
được thấy sự hoạt động của
những vũ khí này cho tới những ngày mở màn
của trận chiến tranh vùng Vịnh. Nhưng ông Perry
đã nhìn thấy khả năng của chúng cả thập
kỷ trước đó, tiên đoán một cách tự tin
trong một cuộc phỏngvấn tháng Ba năm 1980 rằng
loại vũ khí mới và chính xác này "phải
làm
thay đổi bộ mặt của trận chiến".
Ở
căn cứ Elgin, ông
Donald Lamberson, một vị phó chỉ huy của Ðoàn vũ
trang của Không Quân, đã đi theo đường
hướng của ông Davis, cố gắng thuyết
phục toàn thể khối Không Quân về những kỹ
thuật mới nhất của bom tinh khôn. Mặc dù
được sự ủng hộ của ông Perry và
sự thành công của bom laser định hướng
ở Việt Nam, ông Lamberson thấy nó tiến triển
một cách chậm chạp.
"Chúng
ta bay những chiếc máy bay
tuyệt vời, và chúng ta thả những trái bom từ
thời Ðệ Nhị Thế Chiến qua những chiếc
máy bay này.",
ông Lamberson kể, giờ đã 71
tuổi.
Những
viên phi công chiến
đấu chỉ huy bộ Tư Lệnh Sách Lược
Không Quân (Tactical Air Command), theo ông,
đã chú trọng vào
việc không chiến (air to air combat) và hãy
còn nghi ngờ
phần nào về sự mạo hiểm mà các phi công
chiến đấu phải bay thấp để thả
những trái bom laser định hướng. Và những phi
công thả bom xa tầm, chỉ huy bộ Tư Lệnh
Chiến Lược Không Quân (Strategic Air Command), theo
ông,
lại càng ít để ý đến việc chính xác
hơn.
Một điều, và chỉ một điều, ông nói,
đã cuối cùng thuyết phục được giới
Không Quân, nếu không phải là cả thế giới,
là
một phương cách chiến tranh mới trong tầm
tay: Cuộc Hành Quân Bão Sa Mạc (Operation Desert
Storm).
Một
buổi sáng sớm
trời còn tối đen, chiếc trực thăng võ trang
Apache ôm tròn trái đất đã bắn phi đạn laser
định hướng Hellfire và hỏa tiễn Hydra vào
giàn radar báo động của quân Iraq. Lúc
đó là ngày 17
tháng Giêng năm 1991. Chiến Trang Vùng Vịnh
đã bắt
đầu.
Vài
phút sau đó, chiếc F-117
chiếc đấu cơ tàng hình bắt đầu tấn
công những nơi phòng không dầy đặc và những
cơ sở chỉ huy ở Baghdad bằng các loại
vũ khí chính xác, không bị phát hiện
bởi sự phòng
thủ không phận dầy đặc gấp 7 lần
những nơi xung quanh Hà Nội khi Hoa Kỳ lần đầu
tiên sử dụng bom laser định hướng ở
Việt Nam.
"Vào
lúc bình minh vừa tỏ vào sáng 17
tháng 1,"
ông Hallion viết trong cuốn lịch
sử chiến tranh của ông ta, Bão Qua Nước Iraq
(Storm Over Iraq), " Iraq
chắc chắn đang ở trên
con đường bại trận..."
Hoa
Kỳ đã sử dụng
những trái bom tinh khôn của mình qua một
cách hoàn toàn
mới lạ, không những
chỉ thả với một số lượng lớn trên
những chiếc cầu khó đổ, mà dùng chúng
để tạo nên điều mà ông Hallion gọi "một
sự đánh sụp đồng lúc, nếu mình muốn,
trên toàn nước."
Năm
1994, khi 47 chiếc B-29
đánh phá xưởng sắt Yawata của Nhật trong
Ðệ Nhị Thế Chiến, ông Hallion kể, "chỉ
có
mỗi một chiếc máy bay đã đánh trúng mục
tiêu,
và chỉ đánh trúng được được 1 trái
bom trong từng đó trái bom." Trong
tối
mở màn của trận Chiến Tranh Vùng Vịnh, theo
bản so sánh, một chiếc F-117 đơn độc
mang 2 trái bom laser định hướng đã tạo ra
hậu quả tàn phá gấp 2 lần của nguyên cả
một phi đoàn.
Chỉ
có khoảng 9% của
số bom được thả xuống trong trận
Chiến Tranh Vùng Vịnh - 7.400 tấn trong 84.200 tấn bom
- là những trái bom thuộc loại được
hướng dẫn chính xác, phần lớn do sự
giới hạn không có nhiều trong kho dự trữ. Nhưng
với 9% đó đã đảm trách cho 75% thiệt hại
tới những mục tiêu chiến lược. "Rõ
ràng
với mọi người là công của những trái bom
đó."
theo lời của tướng hồi
hưu Merrill "Tony" McPeak, Tham Mưu Trưởng Không
Quân lúc đó.
Cuộc
chiến trên không
mất 37 ngày và nhanh chóng chuyển từ những mục
tiêu chiếc lược xung quan Baghdad qua những đoàn
quân Iraq và chiến xa khắp nơi trong nước.
Chiến đấu cơ thả bom F-111F đã chứng
tỏ sự hữu dụng tiêu hủy chiến xa bằng
những trái bom laser định hướng. Trong đêm
tối lạnh lẽo của sa mạc, nhiệt từ
những đầu máy của chiến xa nhìn sáng rực qua
các cảm cụ mục tiêu bằng tia hồng ngoại
tuyến hiện đại dùng trên những chiếc
phản lực.
Thời
gian ngắn sau cuộc
chiến, ông McPeak tuyên bố cuộc Hành Quân
Bão Sa Mạc là
"lần
đầu tiên trong lịch sử mà môt. đoàn
quân trên
bộ đã bị đánh bại bởi không lực."
Những
vị chỉ huy
của Lục Quân và Thủy Quân Lục Chiến bất
đồng ý kiến một cách mạnh mẽ, lý luận
rằng lực lượng trên bộ - không phải không
lực - đã đánh bại quân đội Iraq. Thực
vậy, Darul G. Press, môt. giáo sư của trường
đại học Dartmouth, biện luận trong một bài
viết rằng không lực "làm
giảm và phá vỡ quân đội
Iraq",
nhưng "đã
không vô hiệu hóa lực
lượng Iraq."
Ông
McPeak gạt bỏ những
lời lý luận đó của ông Press và những
người khác, và còn đi xa hơn thế bi giờ. "Càng
ngày càng
rõ là không lực bắt đầu giữ lời hứa là
họ đã có từ lâu, đó là vai trò
chính, và những vai
trò khác là phụ thuộc và yểm trợ,"
ông
ta nói. "Sự
thật là sự thật."
Tuy
nhiên ngay trong trận Bão Sa
Mạc, không lực đã rõ ràng có sự giới
hạn và
khiến những nhà hoạch định trận chiến,
các quan chức, kỹ sư và khoa học gia phải đi
tìm những loại vũ khí mới và cải tiến những
dữ kiện chiến sự trong suốt thập niên 90.
Không Quân và Hải Quân đã thất bại
trong việc
không tiêu hủy
được 1 cái dàn phóng phi đạn Scud
nào
của Iraq mặc dù đã dồn nhiều nỗ lực:
Hoa Kỳ một cách đơn giản đã không thể
nào đánh trúng những mục tiêu di động
đúng
lúc.
Một
vấn đề
lớn khác: Lối chiến tranh mới qua sự chuẩn
xác của Hoa Kỳ, đã bị tê liệt bởi thời
tiết xấu. Không lực của Saddam Hussein, không cất
cánh nổi trong suốt cuộc chiến, đã không thể
ngăn chận được những phản lực
cơ thả bom laser định hướng của Hoa
Kỳ, nhưng những đám mây lại có thể làm
được điều này.
Thật
ra, đã có một
kỹ thuật có thể điều khiển những
quả bom qua đám mây mù dầy đặc - kỹ
thuật này đã bị phớt lờ.
Louis
R. Cerrato bắt đầu
làm việc tại căn cứ Không Quân Elgin cách
đây
một phần tư thế kỷ trong văn phòng mệnh
danh là Kế Hoạch Phát Triển. Nó giống y như
là
đơn vị mà ông Joe Davis cầm đầu khoảng
10 năm trước đó, họa kiểu để tìm
những kỹ thuật mới cho bom. "Anh
nói ra
nhiều ý kiến, và đôi khi có ý kiến
được
giữ,"
theo lời ông Cerrato, giờ đã
được 58 tuổi, một người với
quần áo nhầu nát, hàm râu rậm, trán
sói, tóc bạc và
đeo cặp kính gọng sắt.
Không
giống như ông Davis, ông
Cerrato là một kỹ sư với văn bằng tiến
sĩ. Vì thế, năm 1985, khi vị trưởng khoa
học của căn cứ Elgin chuyển một bài nghiên
cứu tới văn phòng Kế Hoạch Phát Triển
về bom quán tính (inertial) định hướng -
những trái bom, chẳng nhiều thì ít, dùng
lực hút
của trái đất và gia tốc để
"cảm" đường đi đến mục
tiêu - đã gợi trí tò mò của ông
Cerrato. Mặc dù
thiếu sự chính xác như của bom laser định
hướng, trái bom với một hệ thống quán tính
định hướng đã có thể rơi cách mục
tiêu khoảng 30 thước. Với 1 trái bom nặng 2.000
cân Anh, bán kính công phá xa 250
thước, điều đó thì
quá gần để gây thiệt hại nặng nề
đến các kiến trúc và nhân mạng.
Ông
Cerrato hình dung một trái bom
có máy điện toán đã được thảo
chương tọa độ của mục tiêu - nơi tới
của nó. Máy
điện toán của trái bom cũng sẽ nhận tín
hiệu, ngay trước khi nó được thả,
cập nhật hóa chính xác tọa độ của máy bay,
nơi khởi xuất của nó. Một khi trái bom đã
được thả, bộ quay hồi chuyển
(gyroscope) sẽ đo góc động lượng (angular
moment) của trái bom, đồng hồ gia tốc sẽ
đo vận tốc tăng hay giảm, và một máy
điện toán sẽ kết hợp tất cả các
dữ kiện với nhau. Vì thế, trái bom lúc nào
cũng
sẽ biết vị trí của nó và nơi nào để
đi đến, và máy điện toán sẽ tính để
điều chỉnh đường trong lúc bay,
hướng trái bom đến mục tiêu.
Ông
Cerrato tin rằng bộ
phận này có thể sản xuất và gắn vào những
trái bom "ngu" thường, giống như là bộ
phận laser gắn vào bom, nhưng với một giá rẻ
hơn. Tuy nhiên, đối với ông Cerrato thì có
nhiều
lợi điểm của bom quán tính định
hướng: Nó có thể hoạt động trong mọi
trường hợp thời tiết. Và nó có thể
được chở trên một chiếc máy bay nhưng
lại đánh phá được nhiều mục tiêu -
rất chính xác, vì mỗi trái bom đã
được cài
thảo chương trước đó với những
tọa độ của các mục tiêu mà nó được
trù đánh phá.
Song
le, giống như những
nhà viễn kiến, ông Cerrato đã đi trước
thời gian. Ông chẳng mấy chốc đã thấy
sự tỉnh bơ mà ông Lambert đã bị trước
đó. Trái bom của ông ta chìm dần vào
quên lãng vì không có
tiền để phát triển nó thêm.
Tuy
nhiên, khi Chiến Tranh Vùng
Vịnh chấm dứt vào mùa xuân năm 1991, ông
McPeak
viết vội một bức thư bằng tay gửi
tới những người chế bom tinh khôn ở căn
cứ Elgin: "Chúng
ta cần những trái bom định
hướng chính xác dưới mọi thời
tiết."
Và ông ta cần chúng với giá rẻ,
để tránh tình trạng thiếu bom tồn kho một
cách nhanh chóng vì vụ Iraq.
Cám
ơn ông Cerrato, chẳng
phải mất nhiều thời gian. Một loại bom
mới đã được ra đời, một cuộc
cách mạng về cách hoạt động và giá cả
của nó. Ðược gọi là Ðạn Dược Hỗn
Hợp Công Phá Trực Tiếp (Joint Direct Attack Munition -
JDAM)
và đọc là "Jay-dam" bởi những nhân viên
ở Ngũ Giác Ðài, nó được dự định
để trở thành như loại Ford Mustang hoang dại
nổi tiếng của loại bom tinh khôn.
Ông
Terry Little, thuộc típ
người ngang tàng được đưa vào
để coi sóc chương trình này, đã nhớ lại
buổi tường trình tới ông McPeak về khái niệm
loại bom mọi thời tiết của ông Cerrato, đã
phát triển với giá khoảng $60.000 đô một
trái. Khi
ông McPeak hỏi ông là mục tiêu của giá
cả là bao nhiêu
- hăng say để làm vui lòng xếp của mình -
ông đã
bớt đi một phần ba giá cả và nói $40.000 đô.
"Tôi
giả
giá,"
ông cười khúc khích công nhận. "Và
ông McPeak
nói, 'Ðó không phải là mục tiêu
của ông, đó là mức
tối đa của ông.' Và đó là bước ngoặt
của chương trình."
Một
thúc đẩy khác đến
từ sự hội nhập kỹ thuật. Kể từ
năm 1957, Khi Liên Bang Sô Viết phóng Spunik, vệ
tinh
đầu tiên do con người chế tạo, các nhà
hoạch định quân sự Hoa Kỳ đã nhận thức
được rằng vệ tinh có thể trở thành
những kỹ thuật cao tiếp trợ cho việc
định phương hướng. Năm 1973, một
đầu não của Ngũ Giác Ðài đã làm
việc nguyên
cuối tuần lễ ngày Lao Ðộng trong văn phòng
để thiết trù một họa đồ tiếp
trợ cho việc định hướng: Hệ thống
Navstar Global Positioning System, hay còn được biết là
GPS.
Hệ
thống bao gồm 24
vệ tinh bay trong quỹ đạo 12.660 dặm của
trái đất trong không gian. Những vệ tinh gửi tín
hiệu radio đến bộ thu sóng của GPS, nơi
đây sẽ tính mất bao lâu tín hiệu mới nhận
được,
và nhờ vậy sẽ biết nó cách vệ tinh bao xa.
Với 24 vệ tinh trong quỹ đạo, ít nhất là 4
cái, thông thường là 8 cái,
ở trên chân trời và lúc nào
cũng trong khoảng
cách của một máy thu sóng. Mỗi máy thu
sóng cần tín
hiệu từ 4 vệ tinh để tính kinh độ,
vĩ độ và tung độ.
Ðược
xem là một sự
canh tân quan trọng bậc nhất thuộc lãnh vực
điều khiển và chế ngự của quân
đội từ thuở Telegraph tới giờ, GPS đã
bắt đầu kỷ nguyên trên trận chiến trong
suốt Chiến Tranh Vùng Vịnh, hướng dẫn
những phi đạn phóng trên không và đã
giúp những
đơn vị thiết giáp và những đoàn quân với
các máy thu sóng cầm tay biết chính
xác vị trí mình đang
ở nơi đâu trong sa mạc.
Ông
Cerrato và các bạn
đồng nghiệp của mình ở căn cứ Elgin
đã thấy một cơ hội để hoàn chỉnh
một trong những yếu điểm nhất của bom
quán tính định hướng - sự dễ bị
trồi lạc đã khiến hệ thống quán tính
định hướng không chính xác bằng bom laser
định hướng. Với một JDAM mới, hệ
thống quán tính của trái bom hãy còn
dùng để
hướng dẫn trái bom, nhưng nó cũng sẽ bao
gồm một máy thu sóng GPS được cập nhật
hóa mỗi giây để chỉnh lại độ trồi
lạc. Máy điện toán của trái bom, dùng
cùng một con
"chip" của máy điện toán Apple, hội nhập
các dữ kiện của GPS chung với các dữ kiện
của hệ thống định hướng để
cải thiện độ chính xác lên tới 13 thước
hay ít hơn.
Giá
sản xuất cuối cùng
của JDAM dưới mức $20.000 đô, nhờ vào
mức độ sử dụng bên ngoài với tính cách
thương mại và những bộ phận bán cho công
chúng (off-the shelf - tức những vật dụng
được các hãng xưởng kiến tạo bán cho
công chúng, vì sản xuất hàng loạt nên
giá cả rẻ
hơn và không đòi hỏi tiêu chuẩn chế biến cao,
khó khăn như như các vật dụng của quân đội
hay chính phủ - Nguyễn Phượng Hoàng) - công ty sản
xuất bộ cân bằng sau đuôi bom cũng chính là
công ty
sản xuất những bộ phận cho máy cắt cỏ
Toro.
Xung
khắc với JDAM thì hãy
còn là khoảng ngân sách tương đương như
thả chiếc xe hơi Toyota Camry xuống lực
lượng quân địch. Nhưng so sánh với những
phi đạn hàng triệu đô la và những trái bom
laser
định hướng mới nhất, với giá
khoảng $60.000 đô 1 trái, the JDAM, ít ra là
đối
với Ngũ Giác Ðài, hãy còn rẻ kinh khủng.
Năm
1999, trong suốt
trận không chiến 78 ngày của khối NATO ở Seberia,
khi thời tiết xấu gây cản trở việc sử
dụng bom laser định hướng để phá
chiếc Cầu Zezeljev bắt ngang dòng sông Danube ở Novi
Sad, chiếc cầu đã bị phá bởi hàng loạt JDAM.
Cuộc
tấn công đã làm
mở mắt con người. Loại bom mới đã không
có độ chính xác của vũ khí laser định
hướng. Nhưng chúng đủ chính xác - và
chúng,
đúng ra, càng ngày càng khá hơn. Mức
độ chính xác
của JDAM bây giờ đã xuống từ 13 thước
tới khoảng cách từ 4 tới 6 thước, nó càng
cải tiến với độ chính xác của GPS.
Ngay
cho dù trong chiến
thắng, chiến dịch trên không đã cho thấy
những khuyết điểm đang có. Máy bay bỏ bom B-2
đã gây tổn hại nặng nề cho tòa đại
sứ Trung Hoa ở Belgrade với 5 trái bom DJAM, đánh
trúng
mục tiêu một cách chính xác. Vấn đề duy nhất
là tình báo đã sai lầm - những nhà
hoạch định
chiến trường Hoa Kỳ nghĩ rằng họ
đang nhắm mục tiêu một cơ quan quân đội
của Yugoslav và đã lầm lẫn đánh toà đại
sứ.
Cuộc
tấn công thảm
khốc đã giết 3 nhân viên sứ quán và
gây thiệt
hại nghiêm trọng tới nền ngoại giao Hoa Kỳ
- Trung Hoa, cho thấy sự phụ thuộc của cuộc
không tập chính xác vào tình
báo hay - và sự sai lầm
đến thế nào của tình báo Hoa Kỳ có thể
gây
ra.
o0o
Từ
trên cao bãi chiến
trường ở Afghanistan, một người chỉ huy
của Liên Minh Bắc Phương theo dõi những lực
lượng Taliban di chuyển trong một thung lũng bên
dưới. Ðể tiến, ông ta cần đoàn quân
địch và những đoàn xe bị đánh từ trên
không trung trong vòng 24 tiếng. Lúc đó
là tháng 11 năm 2001,
Hoa Kỳ đánh từ trên không nguyên một
tháng không
ngừng nghỉ trong trận chiến với khủng
bố.
Những
toán quân của Lực
Lượng Ðặc Biệt Hoa Kỳ, được
đưa vào bãi chiến để chỉ định
những mục tiêu cho các lực lượng Liên Minh
Bắc Phương, chuyển sự yêu cầu của
vị chỉ huy qua vệ tinh tới bộ tư lệnh
của Hoa Kỳ ở Saudi Arabia. Bộ chỉ huy nói chuyện
một chiếc máy bay bỏ bom B-52 và để các phi
công
liên lạc với toán quân của Lực Lượng
Ðặc Biệt bên dưới. Những người lính
đó chiếu một tia laser từ máy chỉ định
về phía toán quân Taliban để chắc chắn vị
trí của họ. Rồi họ cắm máy chỉ
định vào một máy thu sóng GPD mang tay để
có
được tọa độ của GPS và chuyển
tọa độ lại chiếc máy bay qua làn sóng radio.
JDAM
bắt đầu rơi
trên đám quân Taliban trong vòng khoảng 20
phút yêu cầu
của vị chỉ huy Liên Minh Bắc Phương. Sự
kết hợp giữa điềm chỉ viên của
Lực Lượng Ðặc Biệt trên đất và
loại bom mới trên không trung đã khiến chiếc B-52
ì ạch, một loại máy bay được chế
từ thập niên 50, bay như một truyền thống
đã định là một trong những phi vụ
được đòi hỏi nhất trên chiến
trường - cung cấp "yểm trợ sát trên
không" cho những toán quân dưới đất.
Các
phi công Hoa Kỳ đã
thả hơn 5000 trái JDAM ở Afghanistan, vào khoảng
một nửa số tồn kho ban đầu. Việc
sử dụng bom đã trở nên rộng rãi đến
nỗi làm phát lo những nhà hoạch định chiến
trường ở Ngũ Giác Ðài khiến họ phải nói
hãng Boeing, nhà sản xuất bom, gia tăng việc sản
xuất. Thay vì 82.000 trái bom, bây giờ họ muốn
Boeing
làm 230.000 trái.
Tuy
là với JDAM và việc dàn
trận đầy đủ với bom laser định
hướng trong tay, mặt trận mới của cuộc
cách mạng chuẩn xác ở Afghanistan hoàn toàn
về tài
liệu thông tin; nhập chung các dữ kiện từ hàng
loạt cảm cụ và đưa nó hầu như tức
khắc tới các phi công đang chờ đợi để
đánh. "Cảm cụ" tối tân nhất trong
tất cả là con người dưới mặt
đất, những toán Lực Lượng Ðặc
Biệt có khả năng không chỉ những phân biệt
được chiếc xe SUV với chiếc xe chở
học sinh mà còn biết ai ở bên trong mỗi chiếc xe
đó.
Song
le, ngay cho dù những
điềm chỉ viên Mỹ dưới đất cung
cấp những dữ kiện quý giá, cuộc chiến trên
không ở Afghan đã cho thấy một tương lai khi
con người trên bãi chiến sẽ không còn
là cần
thiết. Máy bay thám thính không người
lái Predator - máy bay
được điều khiển từ xa trang bị
với máy video, hồng ngoại tuyến và các cảm
cụ radar và vũ trang bằng những phi đạn laser
định hướng Hellfire - nhận diện các mục
tiêu và bắn phá chúng. Các cảm cụ
và người
bắn trở thành một và cùng trong một lúc.
Máy
bay Predator có thể lấn
ná lâu khoảng 20 tiếng trên một bãi chiến ở
cao
độ 25.000 bộ Anh, bắn
những luồng tài liệu thông tin xuống cho các
vị chỉ huy dưới mặt đất - hay trực
tiếp thẳng tới các máy bay khác. Những người
điều khiển dưới đất, bên kia nửa
quả đất bay chiếc máy bay bằng dụng cụ
điều khiển từ xa, qua sự chuyển tín
hiệu lên các vệ tinh: Thay vì nhìn qua cửa
sổ trong
buồng lái, một người "phi công" của máy
bay Predator và hai nhân viên điều khiển cảm cụ
nhìn trên hàng loạt các hình ảnh được
chuyển
về bởi máy bay. Predator đã được nhập
chung ở Afghanistan với một chiếc máy bay cao
độ không người lái Global Hawk, chiếc này có
thể bay cao hơn (65.000 bộ Anh) và lâu hơn (24
tiếng) .
Ở
vào lúc bắt đầu
của trận chiến với khủng bố,
Tướng John P. Jumper, Tham Mưu Trưởng Không Quân,
đã ra lệnh một nhóm nghiên cứu điều tra xem
có thể chuyển những tín hiệu của mục tiêu
từ Predator thẳng tới chiếc AC-130 Spectre vũ
trang. là một trong những loại vũ khí kinh sợ
nhất chống lại những mục tiêu di động
trong kho của Không Quân, chiếc AC-130 được trang
bị với ba súng cà nông cạnh hông, gồm cả
một khẩu 25 mm Gatling có thể bắn 1.800 viên trong 1
phút. Hai tháng sau khi ông Jumper ra lệnh, phi
hành đoàn của
chiếc AC-130 đã theo dõi những hình ảnh của
Predator chuyển, về những mục tiêu trước khi
họ bay vào khoảng tầm bắn.
Tháng
11 vừa qua, cho thí dụ,
những viên chỉ huy ở trung tâm hành quân
không quân ở
Saudi Arabia nhận tin tình báo về một cuộc họp
đang diễn ra của những người cầm
đầu Taliban và Qaeda. Họ gửi một chiếc
Predator tới vùng tổng quát nơi mà cuộc họp mặt
đang diễn ra. Chẳng mấy chốc sau, radar của
máy bay đã thấy một đoàn công voa đang di
chuyển trên mặt đất. Các dữ kiện liền
được chuyển tới Predator và nó bắt
đầu thăm dò đoàn công voa qua những cảm
cụ video của nó. Các vị chỉ huy cách xa đó
hàng
trăm dặm quan sát những đoạn phim về
đoàn công voa đang lăn bánh về hướng một
ngôi nhà thờ nhỏ Hồi giáo. Họ gọi chiếc
AC-130 đến tấn công. Trên đường đi
đến, những hình ảnh từ chiếc Predator
được chuyển thẳng tới chiếc máy bay
vũ trang đến nỗi phi hành đoàn đã biết
vị trí của mục tiêu trước cả khi họ
bay qua. Khi chiếc máy bay đến nơi họp gần
căn nhà thờ Hồi giáo nhỏ đó, nó khai hỏa
tức
thì, bắn những người cố chạy trốn
về phía những chiếc xe đang đợi. Căn nhà
thờ, được chỉ định như là mục
tiêu "không được bắn", không hề bị
mảy may gì.
Những
nhà hoạch
định chiến trường ở Ngũ Giác Ðài hay so
sánh điều này với trường hợp thấy
ở Chiến Tranh Vùng Vịnh, khi chiếc máy bay thông
tin
phải bay ngay ngày hôm sau mang những kế hoạch
chủ chốt trên những đĩa chứa dữ
kiện tới các hàng không mẫu hạm của Hải
Quân. Những mục tiêu được liệt kê, trung
bình, khoảng 72 tiếng đã trôi qua. Ở Afghanistan,
ngược lại, nhiều mục tiêu - thay vì
được nhận dạng 72 tiếng trước
đó - đã xuất hiện chỉ "sau khi"
những máy bay đã cất cánh từ hàng
không mẫu
hạm. hải Quân báo cáo 65% thành công
trong việc đánh phá
những mục tiêu "xuất hiện", có một
số còn đang di chuyển khi bị đánh.
Tháng
vừa qua ở Yemen,
một chiếc máy đã một mình làm tất cả.
Một mình chiếc Predator, điều khiển từ
căn cứ xa xôi, đã thấy một mục tiêu nghi
ngờ al Qaeda trên một chiếc xe thể thao SUV đang
phóng chạy trên đường lộ, và hủy diệt
nó bằng phi đạn Hellfire, gây tử thương cho 6
tên khủng bố.
o0o
Cuộc
chiến tới sẽ
có những kỹ thuật cao hơn. Nếu cuộc
chiến là đánh Iraq, một nước có hệ
thống phòng thủ trên không được xem là tối
tân hơn Afghanistan, quân đội Hoa Kỳ sẽ chẳng
chút nghi ngờ dùng những thế hệ mới
được mệnh danh vũ khí "từ xa" mà
không cần phải dùng ở Afghanistan. Vũ khí từ xa
tạo khả năng cho quân đội Hoa Kỳ bắn
những vũ khí chuẩn xác định hướng ra
ngoài khỏi tầm tay của hệ thống phòng thủ
khá hơn của đối phương.
Ấn
tượng sâu
đậm nhất là sự phát triển mới mẻ này,
Phi Ðạn Hỗn Hợp Không Ðịa Từ Xa (Joint
Air-to-Surface Stand Off Missle), một loại phi đạn phóng
trên không có mức độ chính xác trong
vòng 200 dặm. Nó
được hướng dẫn bởi hệ thống
quán tính GPS cho đến cuối đường bay, khi
một bộ phận tìm tia hồng ngoại
được thảo chương để nhận
dạng những hình dáng rõ ràng của mục
tiêu
được tác động. Bộ phận tìm kiếm
này hướng dẫn trái bom bay vào mục tiêu với
độ chính xác khoảng 3 thước, khiến nó có
thể được dùng, cho thí dụ, để nhận
dạng và phá hủy nhịp cầu thứ ba hay đánh
trúng lầu thứ tư của một cao ốc.
Ðã
có vũ khí mới Hỗn
Hợp Từ Xa, một loại bom bay là là định
hướng bởi GPS có thể tìm mục tiêu cách xa từ
15 tới 47 dặm, tuỳ vào vận tốc và cao
độ. (Khoảng cách của JDAM thì chỉ ở
khoảng 6 tới 13 dặm).
Và
có loại vũ khí Sensor Fuzed
Weapon, được chế tạo để đánh xe
tăng, thiết giáp loại nhẹ và những đoàn quân
trong khoảng 30 mẫu địa hình thành tro bụi.
Vũ khí này được thả từ máy bay, mở ra
trong lúc trên không và thả ra 10 tên
lửa (projectile), là là
rơi xuống bãi chiến qua những chiếc dù nhỏ.
Khi những tên lửa này gần chạm đất,
những động cơ hỏa tiễn sẽ chạy
nâng chúng lên cao trở lại, lúc đó mỗi
chiếc (10
chiếc) sẽ phóng ra 4 đầu đạn kích thước
bằng khoảng lon nước uống, tổng cộng
40 đầu đạn. Mỗi đầu đạn
được trang bị cảm cụ với tia hồng
ngoại và tia laser. Cảm cụ hồng ngoại kiểm
tra trận địa và tìm những luồng nhiệt
đã được thảo chương và cài với
chúng, giống như những luồng nhiệt thải ra
từ những chiến xa và những xe cộ khác. Một
khi mục tiêu được nhận dạng, cảm
cụ laser liền hướng dẫn đầu
đạn lao vào nó. Nếu cảm cụ hồng ngoại
xác định vị trí của xe tăng hay xe nào
khác, nó
sẽ khai hỏa một đầu đạn xuyên
sắt. Nhưng nếu không có một xe pháo nào
được thấy, cảm cụ sẽ khai hỏa
đầu đạn trên không để rải trên trận
địa với hàng ngàn những miểng chết
người, hay mưa sắt.
Ngoài
những loại bom
mới này, những khoa học gia về bom ở căn
cứ Elgin và những trung tâm nghiên cứu khác
của Không
Quân đã sản xuất được một loại
đầu đạn tân trang chuyên công phá các
hầm trú
ẩn mà nét đặc biệt là một đầu
nhọn dài chế bằng một dung hợp sắt và
nickel-cobalt đã tạo khả năng cho đầu
đạn xuyên thủng qua 11 bộ Anh (11 feets) của xi
măng cốt sắt, tức đi xuyên qua khoảng cách
tương đương 100 bộ Anh của mặt
đất. Một cái "cầu chì tinh khôn" cho một
đầu đạn xuyên phá như thế, dùng một máy
gia tốc để tính số tầng trước khi phát
nổ.
Những
sự tiến
triển này, tuy nhiên, không vào đâu khi
so sánh với kỹ
thuật hiện đại đang được phát
triển và dự trù hoàn tất trong một thập niên
là
nhiều nhất.
Trái
bom được coi là tinh
khôn nhất hiện đang được phát triển
tại căn cứ Elgin. Loại bom bay (winged bomb - loại
bom có cánh) sẽ tìm kiếm các mục
tiêu, theo dõi chúng, và
rồi quyết định xem loại đầu
đạn nào thích hợp nhất để công phá
chúng -
hoàn toàn tự nó hết.
Ðược
trang bị với
một động cơ phản lực nhỏ và nặng
85 cân Anh, mỗi trái bom - được gọi là Hệ
Thống Tự Ðộng Công Phá Giá Hời (Low Cost
Autonomous
Attack Systems) - có thể bay 55 dặm tới mục tiêu và
có
thể lảng vảng trên trận địa 15 phút, lùng
xục trong một diện tích rộng 25 cây số vuông
với một cảm cụ sử dụng luồng laser
để tạo ra những hình ảnh của các mục
tiêu di động trên trận địa.
Ðể
nhận dạng một
mục tiêu đã phải cần tới "thuật toán
tự động nhận biết mục tiêu"
(automatic-target-recognition-algorithms) tác động trên
cảm
cụ dùng kỹ thuật thập phân (digital: làn
sóng
được ngắt ra từng phần và
được biểu hiện bởi các con số thay vì
dùng kỹ thuật tiếp nối (continuous) làn sóng
không bao
giờ gián đoạn. Một trong những lợi
điểm của kỹ thuật thập phân là ít bị
nhiễu xạ hơn - Nguyễn Phượng Hoàng) so sánh
những gì được thấy trên mặt đất
với những mẫu hình đã được chứa
trong máy điện toán của trái bom. "Nó
có thể
phân biệt giàn radar SA-6 với SA-8 telar,"
theo lời ông James Moore, trưởng kế hoạch. "Hay
giàn radar
SA-6 khác với giàn phóng SA-6, cả hai đều
có cùng
một cái khung. Như vậy là quá hay. Một khi tự
nó
đã nhận ra đúng mục tiêu, nó sẽ lao xuống
mục tiêu liền."
Ở
đây, trái bom chứng
tỏ cho thấy giai đoạn cuối của nó về
sự tự thông minh, vũ trang đầu đạn,
một trong hai cái như là đạn xuyên phá xe
bọc
sắt hay những mảnh giết người, tuỳ vào
loại mục tiêu nào mà nó xác định.
Giá cả của
những trái bom "xuất sắc" này thì chỉ có
$63.000 đô, khoảng giá
của kiểu bom laser định hướng hiện
đại.
o0o
Khái
niệm về một trái bom
xuất sắc được thả bay tự do trên
một trận địa đánh phá các mục tiêu theo
ý
của chính máy điện toán của nó khiến một
số người coi nó như là loại vũ khí chuẩn
xác trên không cuối cùng, và những
người khác coi
đó như là cơn ác mộng tối hậu.
Ðúng
thế, hậu quả
của sự gia tăng sức mạnh đánh từ trên
không một cách chuẩn xác của Hoa Kỳ trong
tương lai thì khó mà có thể đo được.
Một trường hợp không giải quyết
được: Bất cứ người nào cũng có
thể truy cập tín hiệu của GPS bằng cách mua máy
thu sóng thương mại (off-the-shelf), và đúng thế,
có
sự quan tâm là những tên khủng bố có thể
phóng
những phi đạn tự chế dùng GPS định
hướng từ những chiếc tầu ngoài hải
phận Mỹ. Một sự quan tâm khác là với kỹ
thuật không ai sánh bằng của quân đội Mỹ
sẽ, một cách đơn giản, đưa bọn
khủng bố và các nước hung hăng tìm chiều
hướng trả lễ dễ dàng hơn, tàn phá
hơn qua đường
vũ khí hóa học, vi sinh và nguyên tử, hay
những
chiếc hãng máy bay chở toàn những hành
khách vô tội.
Nhưng
những người
cổ võ cho sức mạnh không lực được tóm
tắt lại qua ông John A. Warden III, một vị
đại tá Không Quân về hưu, người đã
đóng vai trò cầm đầu trong việc hoạch
định chiến dịch trên không trong cuộc chiến
tranh vùng Vịnh, nghĩ là sự gia tăng sức mạnh
đánh phá toàn cầu của Hoa Kỳ chính
là câu giải
đáp: Ông ta lý luận rằng ngay cả những
nước hung hăng cũng phải suy nghĩ cẩn
thận về việc tích cực chế tạo các
loại vũ khí giết người hàng loạt khi mà
khả năng của Hoa Kỳ có thể tấn công không
cả báo trước và đánh phá một cách
chuẩn
đích vô cùng.
Trong
một cuốn sách mới
tên là "Cuộc Cách Mạng Của Sự Chính
Xác"
viết bởi Michael Russell Rip và James M. Hasik có để
ý
đến sự nguy hiểm khi thúc ép các nước hung
hăng ra khỏi chiến trường quy định,
nhưng nhanh chóng thêm rằng "sức mạnh
này đạt hầu
như bằng kết quả của nguyên tử với
những công phá thường đã có thể đưa
đến một mức độ mới tránh
được cuộc chiến bình thường. Sự
gây hấn có thể hình dung sẽ bị phá ngang một
cách
đơn giản khi danh sách
mục tiêu của lực lượng Hoa Kỳđược
cho xem... hay những bức ảnh của một
người lãnh đạo ngoại quốc bị chộp
bởi một chiếc Global Hawk."
Ông
Warden biện luận
rằng sự ưu việt của sức mạnh trên
không là trung tâm của nền an ninh quốc gia. "Tôi
đã
không thể hừng chí thêm hơn,"
ông
nói, "nếu
chúng ta tiếp tục làm những công việc này
một
cách tích cực, không một lý do tại sao
nào mà chúng ta không
thể duy trì vị thế thống trị về mặt
quân sự vô hạn định trong tương lai."
Ông
Warden, tuy nhiên, không phải
là đã thoả mãn hoàn toàn. Tuy hiện
tại tốt, các
người chỉ huy Hoa Kỳ đánh trúng chính xác
những
gì họ muốn, ông ta nói, họ không nghĩ hạn
hẹp đâu. "Nếu anh
biết có một nhóm
người xấu trong một căn phòng, theo lý thuyết
thì anh chẳng có một lý do gì để phá
tan cả
căn nhà."
Ông Warden nói, lý luận rằng
những cú đánh chuẩn đích, ít ra theo
lý thuyết,
đã cho Hoa Kỳ một khả năng để tiến
hành một cuộc chiến "không
giết bất cứ một
người nào mà chúng ta rõ ràng
không muốn giết."
Bà
Sarah Sewall, một vị
trưởng chương trình của Trung Tâm Carr về
Chính sách Nhân Quyền của viện đại học
Harvard, trường Kennedy Khoa Chính Quyền, nói rằng Hoa
Kỳ thì hãy còn rất xa để thực hiện
viễn kiến của ông Warden. Nhưng ngay cho dù quân
đội Hoa Kỳ có những phương tiện kỹ
thuật, bà Sewall biện luận, nó thì còn xa
cách để
những trái bom tinh khôn có những dữ kiện cần
thiết để khiến bom tinh khôn trở nên khôn, đó
là tình báo quyết định chúng được
dùng ở
đâu - một vấn để đã được
thấy mới đây nhất trong một cuộc tấn
công tháng 6 vào khẩu súng phòng
không ở Afghanistan đã vô
tình giết ít nhất 40 thường dân vô tội trong
một tiệc cưới gần đó. "Anh
có thể
đánh chuẩn đích",
bà ta nói, "đúng
ngay
vật mà không nên đánh."
Ông
Kenneth Roth, giám đốc
điều hành của Human Right Watch ở New York, tin
rằng điều nguy hiểm nhất của những
vũ khí mới này có lẽ là niềm tin quá
mãnh liệt
rằng họ có thể chém đầu một kẻ
địch trong khi giảm tối thiểu sự tổn
thất của thường dân. Với sự giả
định rằng mặt xấu của chiến tranh
đã biến mất, những nhà hoạch định
chiến trường có lẽ sẽ không ngần ngại
bóp cò súng. "Sự gia
tăng niềm tin trên những vũ
khí chuẩn đích thì không được thay thế cho
việc tự kiểm duyệt nghiêm trọng,"
ông
Roth nói, "Và
Ngũ Giác Ðài thuờng thì từ chối làm một
cuộc
phân tích cẩn trọng để xem, đúng ra, mình
đã
làm tất cả có thể được (ở Afghanistan,
Yugoslavia, Bosnia và cuộc chiến vùng Vịnh) để
tránh những thương vong cho thường dân hay
không."
Bộ
Tư Lệnh Trung
Ương Hoa Kỳ, cho thí dụ, đã kiểm chứng
những hoàn cảnh xung quanh việc tử thương
trong tiệc cưới vào tháng 6, chuyện xẩy ra khi
chiếc AC-130 đã tấn công một khẩu súng phòng
không, và kết luận cuộc tấn công đã dựa
trên
sự chính xác của tin tình báo và
trong phạm vi của
luật giao chiến (rules of engagement), mặc dù nó
đã gây
thương vong hàng tá đàn bà và trẻ
em. Phi hành đoàn
của chiếc máy bay vũ trang đã thấy vị trí
khẩu súng phòng không bắn từ đâu nhưng
đã
không thấy một tiệc cưới đang có ở
gần đó.
Ông
Bill Perry, cha đẻ
của tàng hình, đứng giữa cuộc tranh luận
về lợi ích của những cuộc đánh phá
chuẩn đích. Hiện giờ dậy học tại viện
đại học Stanford, ông công nhận sự ưu
việt mãnh liệt của quân đội Hoa Kỳ có
lẽ sẽ đẩy các nước hung hăng cố
phát triển những vũ khí giết người hàng
loạt chóng hơn là họ định.
Nhưng
ông tiếp tục tin
như trong quá khứ và lạc quan về những lợi
ích của nền kỹ thuật, nếu những quyết
định tối hậu về những mục tiêu
đánh phá phải bởi con người, không phải máy
này cho tín hiệu tới máy
kia để tự động khai hỏa. "Tôi
hy
vọng chúng ta đủ trình độ để dùng nó
một cách thích đáng, có nghĩa giữ con người
có
sự suy nghĩ và được huấn luyện
đầy đủ trong vòng quyết định."ã